2. PR TRONG BỐI CẢNH THỰC TIỄN
MÔI TRƯỜNG THỰC TIỄN ĐÓNG VAI TRÒ CỰC KỲ QUAN
TRỌNG
Để đạt được hiệu quả trong việc hoạch định và quản lý chiến dịch PR, điều quan trọng nhất
mà chúng ta cần phân tích thật kỹ là bối cảnh thực tiễn mà hoạt động PR sẽ diễn ra - đó là
những yếu tố có khả năng tác động đến tổ chức. Hình 2 sẽ cung cấp cho chúng ta những thông
tin cơ sở cần thiết để có thể thực hiện hoạt động hoạch định và quản lý PR hiệu quả.
Hình 2 - Các yếu tố cần xem xét khi nghiên cứu bối cảnh thực tiễn của hoạt động PR.
CÔNG CHÚNG
Chúng ta sẽ có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về từng nhóm công chúng cụ thể trong chương 6, tuy
nhiên ngay từ đầu, chúng ta cần phải có cái nhìn bao quát về các đối tượng công chúng có liên
quan đến hoạt động PR của mình. Việc am hiểu các đối tượng công chúng là một yếu tố rất
quan trọng trong việc xác định những công tác PR cụ thể mà chúng ta cần phải thực hiện vì
mỗi nhóm công chúng khác nhau sẽ có những nhu cầu truyền thông khác nhau - mặc dù nội
dung thông tin cần chuyển tải đến cho tất cả các nhóm này đều phải thống nhất.
Ngoài mục đích xây dựng danh tiếng, các hoạt động PR còn nhằm tranh thủ sự hỗ trợ từ các
nhóm công chúng. Đó có thể là sự hỗ trợ mang tính tích cực và nhanh chóng, chẳng hạn như
các hoạt động PR nhằm tăng doanh số hay hạn chế các cổ đông bán cổ phiếu ra bên ngoài.
Hoặc cũng có khi là sự hỗ trợ mang tính dài lâu, như các hoạt động PR nhằm mục đích cảm ơn
cộng đồng vì họ đã mang đến cho tổ chức của chúng ta một lực lượng lao động đáng kể. Dù
hoạt động PR thứ hai này không nhắm đến một mục đích kinh doanh cụ thể nào nhưng chính
động thái đó lại giúp tạo thêm thiện cảm của công chúng đối với tổ chức của chúng ta. Điều
này sẽ mang đến cho tổ chức của chúng ta nhiều thuận lợi hơn trong quá trình tuyển dụng,
hoặc khi mở rộng quy mô trong tương lai. Hơn nữa, sau khi đã tiến hành chương trình PR xây
dựng thiện chí như vậy, chúng ta có thể thực hiện những chương trình PR khác nhằm tìm kiếm
sự hỗ trợ tích cực và nhanh chóng từ phía cộng đồng.
Đối với mỗi nhóm công chúng khác nhau, chúng ta cũng có những mong muốn khác nhau. Ví
dụ, chúng ta muốn thay đổi ý kiến và hành vi của nhóm công chúng này, nhưng lại muốn xác
nhận những hành vi hay ý kiến hiện hữu của nhóm công chúng khác, hoặc muốn gây ảnh
hưởng đến kiểu hành vi hay ý kiến của một nhóm công chúng mà trước đây họ tỏ thái độ trung
lập.
Những yếu tố cần ghi nhớ khi xem xét các nhóm công chúng:
Phạm vi đối tượng: Là sự đa dạng của các nhóm công chúng có liên quan. Ví dụ,
đối tượng công chúng của một nhà sản xuất các thiết bị quân sự chuyên môn hóa
cao thì rất hạn chế; nhưng đối tượng công chúng của những tổ chức như Sở Y tế,
Giáo dục thì lại rất rộng lớn.
Số lượng và khu vực: Một số tổ chức có số lượng công chúng rất lớn và trải rộng
trên nhiều khu vực địa lý hay tầng lớp kinh tế xã hội khác nhau, ví dụ như hệ
thống cửa hàng bán lẻ sẽ có những nhóm công chúng trực tiếp như khách hàng,
nhà phân phối dịch vụ và chính quyền địa phương. Trong khi đó, những tổ chức
khác như công ty xây dựng chỉ có một số lượng công chúng nhất định, thường