không lớn lắm, gắn liền với từng dự án riêng biệt.
Quyền lực và tầm ảnh hưởng: Một số nhóm công chúng có quyền lực và tầm ảnh
hưởng rất lớn, đặc biệt nếu họ hiểu được những suy nghĩ của công chúng. Tuy
những đối tượng này có thể có quy mô nhỏ và không có bất kỳ sự liên hệ trực
tiếp nào với tổ chức, nhưng họ lại có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách
thức hoạt động của tổ chức. Chẳng hạn như vụ Shell buộc phải hủy bỏ quyết định
đánh chìm dàn khoan dầu Brent Spar ở Biển Bắc do tác động của Greenpeace
(*)
,
một tổ chức tuy nhỏ nhưng vô cùng năng động và có khả năng thu hút được sự
chú ý và ủng hộ của công chúng. Ngoài ra, các cổ đông là những người nắm giữ
quyền lực không nhỏ. Họ có những quyền lợi rất rõ ràng trong tổ chức và có thể
quyết định tương lai của nó chỉ sau một đêm. Nhiệm vụ của người làm PR là phải
xác định được quyền lực và mức độ ảnh hưởng của tất cả các nhóm công chúng
có liên quan để căn cứ vào đó mà quyết định tính chất quan trọng của các
chương trình PR. Điều này không có nghĩa là bạn phải chi tiêu thật nhiều cho
những nhóm công chúng quan trọng nhất, nhưng bạn cũng cần phải chú ý đến
các mối quan tâm và nhu cầu truyền thông của họ.
Sự liên kết với tổ chức: Về cơ bản, có một số nhóm công chúng luôn có mối liên hệ
với tổ chức, chẳng hạn như thông qua nhân viên của công ty hoặc thông qua
trang web của công ty. Đó có thể là những mối quan hệ thân thiện hay đối lập.
Một lần nữa, những người làm PR cần phải nhận thức rõ về những mối quan hệ
này; đồng thời, phải có khả năng dự đoán diễn biến của các mối quan hệ đó. Theo
thời gian, một số mối quan hệ sẽ trở nên xa cách hoặc xấu đi, nhưng một số khác
lại trở nên tốt đẹp hơn. Hơn nữa, trong một số nhóm lớn lại có những nhóm nhỏ
vô cùng tích cực, do đó, bên trong mỗi nhóm đều có thể ẩn chứa những tiềm
năng lớn nếu được khai thác kịp thời, đúng cách. Các cổ đông là những điển hình
tiêu biểu cho nhóm công chúng này. Do đó, những người làm PR không chỉ phải
xét đến toàn thể các nhóm công chúng mà còn phải chú ý đến cả những thành
phần bên trong nhóm đó.
TÁC ĐỘNG CỦA LĨNH VỰC, NGÀNH NGHỀ
Lĩnh vực hoạt động của tổ chức sẽ có tác động sâu sắc đến phương thức triển khai hoạt động
PR. Ví dụ, hoạt động PR của một nhà sản xuất hàng tiêu dùng dẫn đầu thị trường sẽ hoàn toàn
khác với hoạt động PR của một trường đại học.
Mỗi lĩnh vực hoạt động sẽ có những cơ hội, rủi ro và hạn chế riêng biệt. Sau đây là một số
lĩnh vực hoạt động phi lợi nhuận hay công ích:
Giáo dục
Chính quyền
Dịch vụ y tế quốc gia • Tổ chức tình nguyện
Tổ chức từ thiện
Các dịch vụ cứu hộ, cứu nạn
Lực lượng vũ trang
Tổ chức phi chính phủ, như Tổ chức Y tế Thế giới
Một số tổ chức trong những lĩnh vực này có quy mô rất lớn, và đối với những Bộ lớn trong
chính phủ như Bộ Y tế, thì hoạt động PR cũng mang tính phức tạp và có quy mô giống như bất
kỳ tập đoàn thương mại nào trong khu vực tư nhân. Trên thực tế, chính những tổ chức này lại
chịu nhiều áp lực PR hơn so với các tổ chức tư nhân vì nghĩa vụ của họ là gắn liền trực tiếp với
xã hội.
Ngay cả khu vực kinh tế tư nhân cũng không thể được xem là một thể đồng nhất. Khu vực này
có thể được phân chia thành những lĩnh vực khác nhau như:
Thương mại