SÁNG TẠO CHIẾN DỊCH PR HIỆU QUẢ - Trang 14

Tài chính
Sản xuất
Dịch vụ
Bán lẻ

Riêng lĩnh vực thương mại điện tử đang trên đà phát triển mạnh mẽ và gần như có thể được

xếp vào một lĩnh vực mới riêng biệt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận thấy rằng làm việc trong môi trường sản xuất, vốn tập trung

nhiều đến các hoạt động truyền thông tiếp thị về khuyến mãi bán hàng như triển lãm, giới

thiệu sản phẩm mới, hội nghị..., có thể hoàn toàn khác biệt với làm việc trong lĩnh vực dịch vụ

thương mại, nơi mà các tổ chức thường tiến hành các hoạt động PR chủ yếu bằng hình thức

văn bản, giấy tờ. Dĩ nhiên, còn phải kể đến những phương tiện truyền thông đa phương tiện

mới như truyền hình tương tác (I-TV - Interactive Television) và Internet đã mở ra những

kênh PR hiện đại, và mang lại các cơ hội tuyệt vời cho những chuyên viên PR.

MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC

Những hoạt động PR thường phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của tổ chức và quá trình

phát triển này lại phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động của tổ chức đó. Ví dụ, trong lĩnh vực thời

trang hay các ngành công nghệ cao, quá trình phát triển hay suy thoái thường diễn ra rất

nhanh. Những ngành khác, như mua bán xe hơi hay bán lẻ thực phẩm, thường tăng trưởng

chậm nhưng lại duy trì được vị thế lâu dài. Công ty xe hơi Ford Motor là một ví dụ điển hình về

hình ảnh một công ty đã trưởng thành và có uy tín.

Hơn nữa, tình hình phát triển trong mỗi lĩnh vực luôn có những biến động. Ví dụ như công ty

máy tính Microsoft đã phát triển và chiếm thị phần nhanh chóng trong một ngành vốn đã

nhiều năm chịu sự thống trị của những tên tuổi lớn như IBM.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức:

Bản chất của ngành hoạt động;
Hoạt động của đối thủ cạnh tranh;
Tác động công nghệ;
Quyền lực của nhà cung cấp;
Quyền lực của người tiêu dùng;
Các quyết định của cấp quản trị về phương hướng phát triển;
Các nguồn lực, cả tài chính và nhân lực.

Việc xem xét các giai đoạn phát triển khác nhau của tổ chức sẽ giúp bạn rút ra được yêu cầu

cụ thể cho các hoạt động PR tại những thời điểm khác nhau:

Khởi đầu: Đại đa số các công ty thường khởi đầu với quy mô nhỏ. Người chủ công

ty sẽ tạo mối liên hệ với nhà cung cấp, khách hàng và nhân viên; và thường

không có bộ phận chức năng PR riêng biệt. Ở giai đoạn này, PR sẽ mang hình

thức tiếp xúc cá nhân với nhiều nhóm công chúng khác nhau, có thể sử dụng một

số tài liệu và trang web làm công cụ hỗ trợ cho quá trình này. Trọng tâm chính sẽ

được đặt vào truyền thông tiếp thị, bởi vào thời điểm này, sự tăng trưởng của tổ

chức là mối ưu tiên hàng đầu.
Phát triển: Khi số lượng nhân viên và khách hàng tăng lên, việc tiếp xúc trực tiếp

sẽ trở nên khó khăn vì người quản lý cần phải dành phần lớn thời gian cho việc

quản lý tổ chức. Vì thế, ở giai đoạn này, công tác PR sẽ được giao cho một chuyên

viên PR hoặc một công ty tư vấn PR bên ngoài. Tuy nhiên, chức năng PR vẫn còn

khá hạn hẹp, chủ yếu vẫn còn kết hợp với truyền thông tiếp thị. Về mặt đối ngoại,

các hoạt động sẽ tập trung vào việc nâng cao nhận thức của công chúng về công

ty, về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Về mặt đối nội, một chương trình truyền

thông chính thức sẽ bắt đầu triển khai bao gồm những hoạt động như phổ biến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.