SÁNG TẠO CHIẾN DỊCH PR HIỆU QUẢ - Trang 39

huống hàng ngày. Cách chúng ta được nuôi dưỡng, niềm tin tôn giáo, quan điểm

chính trị, lứa tuổi, giới tính và vị trí xã hội, tất cả đều là một phần trong hành lý

mà chúng ta mang theo khi suy nghĩ về bất cứ chủ đề nào.
Nhận định chung của mọi người: Ví dụ, chúng ta có thể tin rằng Aston Martins là

những chiếc xe siêu hạng, hay đồ vest của Ý được thiết kế và may rất đặc biệt,

mặc dù có thể chúng ta chưa bao giờ sử dụng chúng hay ngay cả quen biết ai đó

đã từng sử dụng chúng.
Các dữ kiện có thật: Cụ thể là với kiến thức địa lý cho rằng New Zealand nằm ở

phía bên kia Trái đất so với Anh, thì chúng ta sẽ không thể nào tin được người

nào nói rằng họ có thể đạp xe từ nước Anh đến đó trong vòng nửa tiếng.

Thông thường, thái độ được hình thành từ sự phối hợp tất cả các yếu tố này. Có những thái

độ được hình thành chặt chẽ và khó thay đổi, ví dụ như cảm nhận của chúng ta về dịch vụ của

một ngân hàng, trong khi lại có những thái độ khác khá hời hợt, ví dụ như quan điểm của

chúng ta về chính phủ Canada (thực tế, chúng ta có thể không có một thái độ nào cả đối với

chính phủ này).

CHUỖI TRÌNH TỰ TRUYỀN THÔNG

Để xác lập những mục tiêu có tính thực tế, ngoài việc thấu hiểu thái độ của các nhóm công

chúng khác nhau, chúng ta cũng cần phải hiểu một chút về quá trình truyền thông. Đừng bao

giờ bạn ngây thơ cho rằng "Nếu tôi truyền đạt thông điệp một cách ầm ĩ và kéo dài, cuối cùng

mọi người cũng sẽ tin vào điều đó". Có nhiều mô hình mô tả quá trình truyền thông giữa các cá

nhân, các nhóm và các phương tiện truyền thông, chúng tôi xin được giới thiệu một vài trong

số đó để nói lên tính phức tạp của vấn đề.

Hoạt động truyền thông thực sự đòi hỏi phải có sự trao đổi thông tin hai chiều. Tuy nhiên,

nhiều người đảm nhiệm công tác PR lại vẫn tin vào mô hình truyền thông tuyến tính một chiều

với các nguyên tắc căn bản do Shannon và Weaver hình thành vào năm 1949, áp dụng cho

những điều thực sự diễn ra trong cuộc sống. Mô hình đó được thể hiện như sau:

Theo mô hình này, người gởi mang tính chủ động trong khi người nhận thì bị động, và thông

điệp sẽ được hiểu rõ. Ngoài ra, ở đây không có sự phân biệt giữa truyền thông với các cá nhân,

các nhóm, các khán giả đại chúng hay với một bên thứ ba.
Truyền thông với các cá nhân

Mô hình trên có thể được áp dụng cho các cá nhân, nhưng điều này vẫn còn thiếu yếu tố khái

niệm thông tin phản hồi. Chúng ta cần biết liệu thông điệp có ảnh hưởng đến người nhận

thông qua sự thay đổi hay củng cố thái độ của họ, hoặc điều chỉnh hành vi của họ. Về điều này,

mời bạn xem một mô hình dưới đây (hình 5.1) do Osgood và Schramm phát triển vào năm

1954. Đây là một mô hình rất nổi tiếng và mang tính hiện thực cao.

Hình 5.1 - Mô hình quá trình truyền thông.

Người gởi có ý định truyền thông và phát biểu hay mã hóa ý định đó, mang theo đó là tất cả

những điều kiện truyền thông đã nêu trên. Sau đó, người này chọn một kênh truyền thông để

chuyển tải thông điệp. Thông điệp có thể là lời nói, một trang văn bản hay một cử chỉ, và người

nhận sẽ tiếp nhận thông điệp đó.

Việc truyền tải thông tin trong thực tế luôn chứa đầy rủi ro. Thông điệp có thể sẽ bị ảnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.