Chúng ta nói ngược lại. Mỹ rút quân: người Việt Nam sẽ giải quyết
với nhau. Một nền hòa bình chân chính sẽ đến. Đó là tín hiện của chúng ta.
Tín hiệu duy nhất, sắt đá mà chúng ta biểu hiện cho đến tàn cuộc.
...
Khi đội quân viễn chinh tăng lên gần đến mức kỷ lục, cuộc ném bom
leo thang đến mức bão hòa thì chính trong nội tình những kẻ xâm lược lại
nảy sinh vấn đề. Nhân dân Mỹ, những người có đầu óc minh mẫn trong
chính quyền đã chống lại cuộc chiến tranh vô vọng và phi lý này.
Antonio sang Việt Nam vào thời điểm đó. Anh điện cho tôi biết trước
và vợ chồng tôi đã ra đón anh ở sân bay Tân Sơn Nhất. Chúng tôi giữ phép
xã giao. Khi anh chưa nổ súng vào đồng bào tôi với tư cách cá nhân tôi vẫn
coi anh như một người bạn cũ.
Chúng tôi mời người Mỹ này về nhà dùng bữa trưa. Chúng tôi mở
sâm-banh nâng ly chúc tụng anh. Tôi vẫn còn kỳ vọng ở anh một con người
thông minh, nhạy cảm và nhiệt thành một cái gì khác với những quan điểm
anh đã có. Sau vài phút xã giao, anh vui vẻ tâm sự với chúng tôi.
- Tất cả mọi con đường đều dẫn tới Giê-ruy-da-lem. Việt Nam đã có
thể cạnh tranh với đất thánh để trở thành Giê-ruy-da-lem của thời đại. Bao
nhiên cuộc hành hương đều dẫn đến đây, xét cả về hai phía. Cùng bay với
tôi ở Kansas City có mấy người Mỹ đi Hà Nội. Họ tuyên bố sẽ vận động
đưa vài trạm trẻ em Mỹ sang để ngăn chặn chiến dịch ném bom của Thông
thống. Còn tôi thì bay đến Sài Gòn đến với các bạn.
- Cảm ơn thiếu tá. Chúng tôi vô cùng biết ơn Chính phủ Mỹ, biết ơn
các quân nhân Hoa Kỳ đã sang đây cứu giúp đất nước đau thương của
chúng tôi. - Anh tôi đáp lễ rất lâm ly.
- Dĩ nhiên là có thêm tôi,tình hình không vì thế thà thay đổi. Ba tôi lại
bảo tôi không nên đi nữa, không phải ông sợ nguy hiểm mà theo ông, đã có