Viên thiến tá phụ trách chiêu hồi đón tiếp tôi một cách hoan hỉ.
Năm ngày sau, có lẽ nóng ruột về tình hình "cải tạo" của tôi nên Dung
đã xin phép lên thăm tôi. Cô Kim đã tình nguyện lái xe đưa Dung đi. Khi
chiếc Pellgeot 203 bóng lộn đỗ ngoài cửa trại rồi hai cô gái xinh đẹp và
sang trọng xin vào thăm tôi thì cả trại nhốn nháo hẳn lên. Đến ngay vị trại
trưởng và một số lính gác cũng nhìn tôi bằng cặp mắt đặc biệt. Khi nghe tôi
kể anh ruột tôi là tiến sĩ luật khoa Phan Quang Ân, nguyên Phó Chánh án
Tòa Thượng thẩm Hà Nội thì viên trại trưởng tỏ ra rất vui vẻ. Trong các bài
giảng sau đó y đã nhiều lần nhắc đến tên tôi như là điển hình của những
người khôn ngoan, có học thức đã biết chọn cho tương lai của mình một
con đường thênh thang đầy hy vọng!
Sau một tuần nhồi sọ, tôi đã được cấp đủ giấy tờ hợp pháp để về định
cư ở Sài Gòn. Anh chị tôi đã thu xếp cho tôi một tương lai gần đúng như
yêll cầu của tôi. Tôi sẽ đi học tại một trường tư, còn Dung sẽ là thư ký cho
Văn phòng bào chữa của anh tôi. Lúc đầu chị Dung cũng không hình dung
nổi công việc này ra sao. Nhưng khi bàn tính kỹ, chúng tôi thấy rằng trong
hoàn cảnh trước mắt cách thu xếp đó là hợp lý và hợp tình nữa. Dung chỉ
học thêm đánh máy, còn cung cách làm việc thì anh tôi chỉ bảo dần. Là
người trong nhà những yếu kém ban đầu có thể được châm chước dễ dàng
hơn.
Chỉ một thời gian ngắn, chúng tôi nhận thấy rằng công việc tố tụng
bào chữa ở đây không nhiều lắm. Những người lui tới gặp gỡ anh tôi hầu
hết là những chính khách. Họ ít nói về luật pháp mà thường là đàm đạo về
chính trị. Ở văn phòng này có thể đặt được một cái "nhiệt biểu" về chính
trị. Những nguồn thông tin thu lượm được nếu biết phân tích thì cũng có
nhũng chi tiết giúp cho công tác của chúng tôi, ngoài giờ làm việc, Dung
vẫn có những khe hở dành cho công tác của mình.
Tôi chưa được Dung giao cho việc gì. Nhiệm vụ chính lúc đó là học
tập. Tôi là học sinh lớn nhất mấy lớp đệ nhị của tư thục Phan Châu Trình cả