dẫn đầu đoàn biểu tình, sẵn sàng cạo trọc đầu, ngồi lì, tuyệt thực, diễn
thuyết tại mọi giảng đường, trước mọi công chúng trong tầm lưỡi lê, dùi
cui. Anh viết báo, ra tuyên bố, trả lời phỏng vấn của bất kỳ phóng viên của
hãng thông tấn báo chí nào. Ở Sài Gòn anh luôn luôn sát cánh hoặc tham
gia phe đối lập, thậm chí cả những phe phái đảo chính hoặc phản đảo chính,
nếu họ tôn sùng, mồi chài anh. Đỗ Thúc Vượng cũng là người cổ vũ hăng
say cho một nền dân chủ đại nghị, một chính quyền đa nguyên, một quốc
gia dân chủ, tư sản. Vượng cũng hò hét chống Cộng bằng một nhiệt tình
không kém. Chỉ có điều anh chưa cầm súng bắn vào cách mạng thôi chứ
những luận điểm của anh thì còn "bảo hoàng hơn vua". Có thể gọi đây là
thời kỳ màu xám. Đầu óc anh đặc quánh nhũng tham vọng. Ngôn ngữ của
anh là những triết luận khô héo, cực đoan và vô vọng. Hứa Quế Lan nhiều
lần co kéo anh về với cuộc sống toạ hưởng yên phận các tiện nghi vật chất
dư thừa nhưng không nổi. Vượng đang muốn trở thành một siêu tinh trên
bầu trời chính trị. Nhưng Vượng đã bị các chính quyền Ngụy nối tiếp nhau
cho nếm đủ mọi thứ đòn. Anh đã mơ hồ cảm thấy nền dân chủ Hoa Kỳ bảo
trợ có vị mặn của nước mắt, có mùi tanh của máu tươi, mùi khét cửa thuốc
súng. Anh tưởng là mình có thê độc lập. Anh không biết rằng đã liên minh
với Hoa Kỳ thì phải coi trọng ý chí của họ, một ý chí vững chắc nghiệt ngã
như ý muốn của thượng đế, của số mệnh. Họ không thể cấp tiền nuôi anh
để anh độc lập với họ.
Bỏ vợ một thời gian, Vượng cũng tính chuyện lập gia đình. Anh đến
với Bạch Kim bằng thứ âm thanh màu xám đó. Có thể nó đã gây cho Kim
một ít hứng thú nhưng ở phương diện khác chứ không phải là ái tình. Nó là
chất xúc tác thúc đẩy Bạch Kim quan tâm đến triết học, đến chính trị,
nhưng cô suy luận theo kiểu của mình. Kim kiểm chứng luận thuyết của
Vượng bằng thực tiễn và cô có thể chứng minh những quan niệm cực đoan
của anh là hoang tưởng. Họ không có điểm chung của lý trí và cũng chẳng
có điểm chung về tình cảm.