Fred dành những ngày còn lại của tháng Mười hai để củng cố các đơn hàng của mình và đối
diện với một trong những quyết định khó khăn nhất trong năm. Ông tự ép bản thân mình
coi nó như một vụ kinh doanh mạo hiểm, một thử thách mới. Pacetta thích mọi người tưởng
tượng họ đang khám phá và đào xới khi một năm sắp kết thúc. Fred nói với Nick Callahan
rằng ông sẽ lách luật và họ sẽ giữ chiếc máy cho tới tháng 1 rồi vận chuyển tới công ty Viễn
thông Bedford dù nó hoàn toàn đi ngược lại quy chế của công ty. Bruno chẳng muốn điều
này tí nào. Anh ta không cần thỏa thuận này còn Fred thì không cần lắp đặt chiếc máy.
Nhưng nếu không lách luật thì Pacetta sẽ không có thứ ông ta cần. Với cách này, Callahan
vẫn có thể gây khó dễ cho Pacetta và Pacetta vẫn được ghi nhận là đã lắp đặt chiếc máy. Đó
là điều khách hàng mong muốn. Khiến khách hàng hài lòng là việc họ vẫn được yêu cầu phải
thực hiện hằng ngày. Thế nhưng việc lách luật cũng đồng nghĩa với việc mạo hiểm sự
nghiệp của mình. Fred muốn làm điều đó cho Pacetta. Ông có cảm giác rằng ông nợ sếp của
mình và ông muốn Pacetta cũng cảm thấy mắc nợ ông.
Việc thêm chi phí vào một bản hợp đồng hay khiến khách hàng ký thỏa thuận trong khi bản
thân anh ta không hiểu những gì được viết trong đó nghe chừng là một điều độc ác. Nhưng
đó là một phần của công việc bán hàng, đó là điều kỳ diệu, những lừa gạt, những đường
bóng quanh co và cả sự ngụy trang. Như thế là sai sao? Người bán hàng thường tự hỏi tại
sao mọi người đặt câu hỏi này đối với nghề nghiệp của họ trong khi không mấy người thấy
cần phải đặt câu hỏi này đối với một vài đối tượng đặc biệt. Nếu một người nghệ sĩ, một
diễn viên hoặc một ngôi sao nhạc rock làm điều gì đó đáng trách bởi niềm đam mê của anh
ta, sẽ không có ai đặt câu hỏi vì anh ta là người có sức mạnh tối cao và anh ta sẽ không phải
chịu trách nhiệm cho những hành vi điên rồ một khi được gắn mác cảm hứng bất tận. Người
bán hàng cũng giống như một nhà thơ, cố gắng nắm giữ tâm hồn người nghe với những
ngôn từ và hình tượng thú vị. Nhà thơ có bằng chứng ngoại phạm cho hành vi của anh ta.
Thực chất, một nhà thơ giống như John Donne, có lẽ chỉ muốn tán tỉnh, dụ dỗ phụ nữ mà
thôi. Nhưng anh ta là nhà thơ và anh ta được phép làm những điều này, miễn là nó đầy mỹ
cảm.
Những người bán hàng đôi khi cũng có những nguồn cảm hứng. Vấn đề ở chỗ khi một người
bán hàng làm điều gì đó mà chúng ta không đồng tình, thường thì anh ta vẫn làm với phần
lớn những người còn lại. Những người bình thường hay trở thành đối tượng bị lừa. Và
người bán hàng không góp phần tạo ra bất cứ hình dung nào về vẻ đẹp hay sự thật, anh ta
bán những ngôi nhà hay những chiếc máy photocopy. Anh ta đang lấy tiền của chúng ta.
Chúng ta thường chống lại tác động của những cử chỉ khéo léo đối với tâm hồn và trái tim
mình. Nếu một ai khác trở thành con mồi, nếu nó thường xuyên diễn ra ở một nơi nào khác,
thì có lẽ những hành động đó sẽ được coi là đáng kinh ngạc, không đáng bị lên án và là một
kiểu nghệ thuật giải trí. Tuy nhiên, những người bán hàng thường không nhận được sự
khoan dung này. Họ có khả năng phân biệt giữa thắng và thua nhưng không phải với đúng
và sai, bởi rất nhiều người phụ thuộc vào họ để sống – cổ đông, nhân viên và tất cả những ai
góp phần giúp nền kinh tế phát triển và vận hành thông qua hành vi mua bán. Mặc dù vậy,
không ai có thể tha thứ cho một người bán hàng về những góc tối trong cuộc sống của anh
ta như mọi người đã tha thứ cho Robert Frost
. Ông ta là một gã tồi nhưng lại được tha
thứ vì biết biến ca từ thành lời hát. Những người bán hàng cũng có thể làm điều tương tự.