“Xin lỗi. Cậu kể tiếp đi.”
“Rõ ràng vị trí cũ của người cha trong Quân đội Hoàng gia và
dòng dõi samurai lâu đời đã ảnh hưởng đến quan điểm chính trị của
con trai. Đảng Niềm Tin là một cái bệ phóng cho những tư tưởng hữu
khuynh của Yamaoto. Y trúng cử một ghế ở tỉnh Nagano vào năm
1985, nhưng nhanh chóng đánh mất vị trí đó trong cuộc bầu cử tiếp
theo.”
“Cũng phải thôi, ở Nhật cậu không trúng cử nhờ những tư tưởng
của cậu,” tôi nói. “Mua chuộc cử tri mới là điều quan trọng.”
“Đó chính là điều mà Yamaoto đã học được từ thất bại của mình.
Sau khi trúng cử, y đã dành toàn bộ thời gian và vốn liếng chính trị để
tranh cãi cho việc bãi bỏ điều 9 của hiến pháp để Nhật Bản có thể xây
dựng quân đội cho riêng mình, đá đít Mỹ ra khỏi Nhật Bản, dạy đạo
Shinto trong trường học - những quan điểm thông thường. Nhưng sau
thất bại, y lại chạy đua một lần nữa - lần này tập trung vào những con
đường và những cây cầu mà y sẽ xây dựng cho các cử tri, tiền trợ giá
gạo và những loại thuế mà y sẽ đánh. Y đã lột xác thành một chính trị
gia hoàn toàn khác. vấn đề chủ nghĩa dân tộc tạm thời bị gạt qua một
bên. Y lấy lại vị trí của mình vào năm 1987, và giữ vững nó từ bấy tới
giờ.”
“Nhưng Đảng Niềm Tin chẳng hề có tiếng tăm gì cả. Tôi thậm
chí còn chưa bao giờ đọc được chuyện LDP liên minh với họ. Bên
ngoài tỉnh Nagano, tôi nghi ngờ việc có ai đó từng nghe về họ.”
“Nhưng Yamaoto có một vài lợi thế. Một là, Đảng Niềm Tin có
nguồn tài chính dồi dào. Nhờ số tài sản mà cha y để lại cho y. Hai là, y
biết cách mua chuộc cử tri của mình. Nagano có một số quận nông
nghiệp, và Yamaoto luôn duy trì tiền trợ giá gạo và là người phản đối
mạnh mẽ bất cứ sự nới lỏng nào của chính sách từ chối nhập khẩu gạo
của nước ngoài vào Nhật Bản. Và ba là, y nhận được nhiều sự ủng hộ
trong cộng đồng Shinto