Tại sao không vui đùa một chút nhỉ? “Anh cảm thấy mình đang
bị cải đạo à?”
“Dĩ nhiên. Người Mỹ tin vào hai điều: thứ nhất, bất chấp kinh
nghiệm hằng ngày và nhận thức thông thường, họ tin rằng “tất cả mọi
người sinh ra đều bình đẳng”; và thứ hai, niềm tin tuyệt đối vào thị
trường là cách tốt nhất để ổn định xã hội. Nước Mỹ luôn cần những ý
niệm trừu tượng như thế để gắn kết các công dân của nó, những người
đến từ những nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Và sau đó người
Mỹ hướng đến việc chứng minh tính phổ quát của những quan niệm
này, và giá trị của chúng, bằng cách biến cải các nền văn hóa khác
sang nền văn hóa của họ một cách hung hăng. Trong một bối cảnh tôn
giáo, hành vi này sẽ được coi là sự truyền giáo từ nguồn gốc đến hệ
quả.”
“Đó là một giả thuyết thú vị,” tôi thừa nhận. “Nhưng thái độ hung
hăng với những nền văn hóa khác chưa bao giờ là độc quyền của
người Mỹ. Anh giải thích thế nào về lịch sử xâm lược của Nhật Bản ở
Triều Tiên và Trung Quốc? Phải chăng đó là những nỗ lực để cứu châu
Á khỏi sự chuyên chế của các lực lượng thị trường phương Tây?”
Y cười. “Anh lại đùa nữa rồi, nhưng cách giải thích của anh
không quá xa sự thật. Bởi vì các lực lượng thị trường - sự cạnh tranh -
là thứ đẩy người Nhật vào các cuộc xâm lược thuộc địa. Các nước
phương Tây đã được nhượng cho các tô giới ở Trung Quốc - nước Mỹ
đã thể chế hóa hành động cướp bóc ở châu Á với chính sách “Mở
cửa”. Chúng tôi còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhận phần tô giới
của chúng tôi, để Mỹ và các nước phương Tây không thể bao vây và
chặn đứng những nguồn cung cấp nguyên liệu thô của chúng tôi?”
“Hãy nói thật với tôi,” tôi nói, cảm thấy hứng thú dù đã cố kìm
chế. “Anh có thực sự tin vào toàn bộ điều này? Rằng người Nhật
không bao giờ muốn chiến tranh, rằng phương Tây đã gây ra tất cả?
Bởi vì người Nhật đã phát động các chiến dịch xâm lược Triều Tiên