sắp xếp lại giấy tờ và bất kể Malcolm đề cập đến chuyện gì, bao giờ cũng
đều bỏ ngoài tai, để dành thì giờ tuôn ra hàng tràng dài những lời than vãn
đầu ngô mình sở: nào là mụ phải làm việc nhiều, nào là mụ đau ốm luôn,
nhưng chẳng ai thèm kính nể mụ. Vốn biết trước thế rồi, nên sáng hôm ấy
Malcolm chỉ mỉm cười giễu cợt suông và cố ý nghiêng người chào mụ thật
lịch duyệt.
Đến lúc Malcolm bưng tách cà phê lên tay, toan bước nhanh lên thang gác,
thì sau lưng anh chợt vang lên tiếng chốt cửa lách cách. Anh chàng đành
bấm bụng dừng lại, chuẩn bị đón nghe bài giảng đạo quen thuộc của ngài
tiến sĩ hội trưởng.
- Ồ, ông Malcolm, tôi có thể … ông cho phép gặp ông một lát được chứ ạ?
Chỉ phiền ông một tích tắc thôi!
Hú vía! Người nói câu đó là Heidegger, chứ không phải ngài Lappe.
Malcolm thở phào nhẹ nhõm, rồi mỉm cười, quay lại với gã kế toán viên
kiêm thủ thư, vóc người ốm yếu, khuôn mặt đỏ gay đỏ gắt như gà chọi, đến
nổi cái đầu hói nhẵn của hắn như thể sáng rực lên. Chiếc sơ mi trắng quen
thuộc, vói hai cái cúc to tướng đính ở hai góc cổ áo và chiếc cà vạt đen hẹp
bản càng làm cho cái đầu kếch sù của hắn nổi bật hẳn kên trên cái cổ khẳng
khiu.
- Chào Rich, - Malcolm lên tiếng. – Khoẻ chứ?
- Khoẻ…Ron ạ. Khoẻ thôi. – Heidegger cười hề hề như mọi người, vẻ đặc
biệt xúc động. Tuy đã cai rượu hoàn toàn suốt nửa năm nay và công việc
lúc nào cũng ngập đầu ngập cổ, nhưng thần kinh hắn vẫn dễ bị kích động
như dạo trước. Bất cứ câu hỏi nào về tình trạng sức khoẻ, ngay cả những
câu hỏi vô thưởng vô phạt và lời chào thông thường nhất, cũng gợi lại cho
Heidegger những ngày khốn khổ, khi mà hắn vẫn tái người vì sợ hãi mỗi
lần lén lút, mang rượu vào nhà vệ sinh uống trộm, rồi phải hối hả nhai kẹo
cao su như điên, cho át bớt cái mùi tai hại, vốn có thể biến thành “mối đe
doạ ngấm ngầm” cho nền an ninh của toàn bộ cơ quan CIA ấy đi. Sau nhiều
ngày “tình nguyện” đi chữa bệnh, rồi nhiều tháng ròng thui thủi sống trong