SÁU NGƯỜI ĐI KHẮP THẾ GIAN - Trang 113

cao lớn, phì nộn, luộm thuộm, môi trễ xuống hờn dỗi khiến cho mỗi khi bị
kích động lại run lên bần bật, gợi ấn tượng là một đứa bé ưa đòi hỏi thiếu cả
tính cương quyết lẫn can đảm. Ông mặc quần áo lùng thùng, thường xuyên
bị dây nước xốt, móng tay ít khi được giũa sạch sẽ. Điều tệ nhất - và điều
này thường làm người ta tin rằng họ đang nói chuyện với kẻ ngớ ngẩn - mỗi
khi nói ông lại vấp váp, lặp từ và rơi trở về kho ngôn ngữ của giới cầm
quyền Anh có thành kiến với trí thức. Ông rất hay nói, “Tôi sẽ không lấy
làm lạ” và “Xin lưu ý ông,” và thường dùng cụm “Thực tế là” - được phát
âm thành “thư tá la” - hai hoặc ba lần trong một đoạn ngắn. Ông còn có thói
quen nhai đi nhai lại, lặp các nhóm từ đến ba hay bốn lần khi bắt đầu phát
biểu, và tôi vẫn còn nhớ nhiều cuộc thảo luận về cái đập nước trong đó lời
bình luận nào cũng được ông mở đầu bằng “Nào bây giờ, ý tôi là, vâng, đó
là một vấn đề chúng ta phải đối diện, phải không?” nhắc đi nhắc lại đến ba
bốn lần. Ông rất sính câu hỏi tu từ và hầu như lời phát biểu mang tính khẳng
định nào cũng được kết thúc bằng một câu, “Lẽ nào chúng ta lại không
muốn việc đó đạt kết quả, đúng không?” Trong những ngày đầu làm việc với
ông, tôi thường trả lời các câu hỏi đó, và lần nào ông cũng ngạc nhiên là tôi
lại bận tâm: “Chúng ta không muốn làm công việc trở nên rắc rối với một lô
từ ngữ không cần thiết, phải không?”

Nếu chỉ nhìn vào những khía cạnh khôi hài trong cách cư xử của Sir

Charles đầu cuộc thảo luận, người ta sẽ được thừa nhận là đúng nếu kết luận
ông là người ngớ ngẩn, nhưng khi cuộc thương lượng tiến sâu hơn và tinh
thần tận tụy không mệt mỏi của ông đối với nhân loại và với quyền lợi của
người da đen Vwarda có dịp phát lộ, người ta đã phải công nhận đây là một
công chức chân chính, một quý ông sẽ tăng thêm giá trị cho bất cứ chính
phủ nào mà ông là một thành viên. Do đó tôi đã báo cáo với thượng cấp ở
Geneva: “Nếu Vwarda và các nước cộng hòa da đen khác có độ hai trăm Sir
Charles Braham thì đầu tư vào bất cứ nơi nào ở châu Phi cũng đều được an
toàn, đảm bảo chúng ta sẽ có cơ hội tốt... và không thêm một xu nào nữa.”
Ngay trước khi tôi tới Vwarda, Nữ hoàng Anh đã quyết định phong cho
Charles Braham tước hiệp sĩ để công nhận những đóng góp của ông tại
Congo, và nhiều người ở Vwarda đã nói với tôi, “Ở đây không có ai thắc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.