trợ Do Thái ngồi trong tầng hầm nhà thờ giáo hội Trưởng lão, cố gắng đem
lại chút ổn định nào đó từ trong tình trạng rối ren mà đất nước bà đã lâm
vào.
Ngay khi đặt chân tới New York, anh đi thẳng đến Quảng trường
Washington, nơi ngôi nhà thờ anh tìm trông giống hệt cái anh đã bỏ lại ở
California và cũng là nơi người đàn bà thuộc giáo phái Quaker tư vấn cho
anh có thể chính là chị em của bà Rubin. Bà khẳng định với anh việc làm thì
rất sẵn, nhưng anh phải thận trọng trong khi tìm kiếm, “Cậu phải tránh
những nơi người chủ có thể đòi xem thẻ quân dịch. Và hãy cảnh giác với
những vị lớn tuổi ở liên đoàn xây dựng. Họ rất ái quốc và họ đòi hỏi cậu
cũng phải ái quốc... theo cách của họ. Nhưng đây là một địa chỉ có thể có
ích. Người ta đang phá một tòa nhà cũ và họ sẽ vui mừng nếu có bất kỳ
người khoẻ mạnh nào tới làm.”
Anh đến nhận việc tại một công trường gần Công viên Gramercy, nơi có
một cái hố rất rộng ngay cạnh một ngôi nhà lớn của tư nhân đang bị đập đi.
Viên đốc công giải thích, “Điều phiền toái là mấy tay gàn dở muốn giữ
nguyên mấy cái trần. Hình như chúng được chạm khắc từ một trăm năm
trước. Công việc của cậu là đưa chúng xuống nguyên vẹn.” Joe chưa kịp nói
gì thì ông đốc công đã ấn cái xà beng vào tay cậu, hét lên, “Nhớ đấy, nếu
chúng tôi muốn phá mấy cái trần chết tiệt này, chúng tôi đã dùng quả tạ sắt
rồi. Chúng tôi muốn chúng nguyên vẹn một khối.” Lát sau, một viên trợ lý
đi vào căn phòng, nơi Joe đang làm việc trên giàn giáo, và thì thầm, “Nếu ai
hỏi thẻ công đoàn của cậu thì cậu là nghệ sĩ tự do đang cứu cái trần này cho
một viện bảo tàng nhé.”
“Bảo tàng nào?”
“Bảo tàng Kiến trúc và Thiết kế New York,” người đàn ông nói nhanh.
“Chẳng có viện bảo tàng nào tên như vậy cả và nó sẽ giữ cho những tay ở
công đoàn bận rộn cho tới tận tuần sau mới hiểu ra được.” Công việc bụi
bặm và vất vả, nhưng khi anh leo xuống đất nghỉ giải lao, viên trợ lý nói:
“Hãy tưởng tượng cậu là Michelangelo. Ông ta làm việc trên đó hai mươi
năm, tôi biết được điều này vì đã xem phim. ‘Nhà ngươi sẽ làm việc trên đó