SÁU NGƯỜI ĐI KHẮP THẾ GIAN - Trang 391

nắng và không khí tràn vào, vậy là một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu tôi:
Chắc hẳn chính vì thế mà người ta gọi kiểu xe này là pop-top. Tôi bước lại
gần chiếc xe để xem bên trong có ai không. Không có ai cả, và khi tôi nhìn
qua ô cửa treo rèm để quan sát cách bố trí đồ nội thất thì một khách du lịch
Đức ở khách sạn Brandenburger rời khỏi chiếc bàn trên thảm cỏ và băng qua
bãi cát.

“Ông tìm gì?” ông ta hỏi cộc lốc. Ông ta có mái tóc cắt theo kiểu Phổ và

nói tiếng Anh.

“Tôi chỉ muốn xem...”
“Chiếc xe này không phải của ông,” ông ta nói, giọng chê trách.
“Tôi biết là không phải của tôi,” tôi vụng về thanh minh. “Nhưng tôi chỉ

muốn biết...”

“Tốt hơn hết ông nên để mặc nó đấy,” ông ta ngắt lời. “Người chủ xe sẽ

không bằng lòng nếu ông...”

“Tôi chỉ xem thôi. Này, đây có phải của ông không?”
“Không. Nhưng tôi trông hộ khi chủ xe vắng mặt. Vậy nên mời ông đi đi

cho.”

Khi đi công tác vòng quanh thế giới, lúc nào tôi cũng lấy làm ngạc nhiên

không hiểu sao dân Đức lại có tài khiến người khác cảm thấy đạo đức của
mình kém cỏi hơn. Tiu nghỉu như kẻ đang âm mưu trộm cắp, tôi đành rời xa
chiếc Volkswagen và đi tiếp đến quán Alamo, tại đó tôi thấy Britta đang
tranh luận với mấy anh lính Mỹ về vấn đề gì đó mà họ vừa phát biểu.

“Đồ điên khùng các anh làm sao thế?” cô đứng ngay bên bàn họ hỏi.
“Chính Tổng thống Eisenhower nói thế,” một anh lính khẳng định.

“Thế thì ông ta không hiểu mình đang nói gì,” cô gắt.
“Có phải ở Thụy Điển tỷ lệ tự tử rất cao không? Có phải Thụy Điển là

nước thoái hóa về mặt đạo đức không?”

“Tôi không phải người Thụy Điển!” cô chống đỡ.

“Chẳng phải Na Uy cũng tồi tệ không kém sao?” anh lính hỏi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.