SÁU NGƯỜI ĐI KHẮP THẾ GIAN - Trang 575

tham gia chiến đấu, anh nói với tôi, “Ai mà an nhàn thoải mái được khi đất
nước đang có chiến tranh?” Và lúc này, mặc dù không hiểu rõ tình trạng
xung đột ở Việt Nam lắm, anh vẫn ủng hộ chính phủ và cảm thấy
Eisenhower và Kennedy hiểu rõ họ đang làm gì, nhưng anh không tin chắc
về Johnson lắm.

Theo ý kiến anh thì một thời kỳ rèn luyện căng thẳng trong binh chủng

lính thủy đánh bộ sẽ có lợi cho bất kỳ thanh niên nào, và anh mong là thêm
nhiều thanh niên thời nay có điều kiện sống với trung sĩ Schumpeter một
thời gian: “Ông ấy sẽ đập cho họ sáng óc ra.”

Nhưng lòng yêu nước của anh không đi đến chỗ phục tùng một cách mù

quáng. Lẽ thường là như vậy, nhưng những kinh nghiệm choáng váng mà
anh phải trải qua ở Triều Tiên đã xua tan bất cứ ý nghĩ nào có thể nảy sinh
trong đầu anh rằng những người tình cờ được nắm quyền chỉ huy bao giờ
cũng đúng.

Thảm họa bắt đầu vào cuối tháng Mười một năm 1950, khi đơn vị hải

quân của anh bắt đầu cuộc hành quân trong niềm hân hoan chiến thắng từ
Hungnam tiến lên biên giới Trung Quốc. Tình hình quân đội Bắc Triều Tiên
đang rối ren, và bộ chỉ huy cấp cao của chúng ta tin rằng, nếu binh chủng
lính thủy đánh bộ có thể dồn địch vào các hồ dự trữ nước ở phía Bắc thì sẽ
tiêu diệt được chúng và quân Triều Tiên sẽ phải đầu hàng. Thậm chí còn có
những lời xì xào chắc chắn là chiến tranh sẽ chấm dứt trước lễ Giáng sinh.

Nhưng trên đường hành quân, Holt đâm ra mỗi lúc một thêm lo ngại. Hồi

đó anh đã là trung úy chính thức, và anh luôn miệng nhắc viên đại úy, “Anh
biết không, trung sĩ Schumpeter sẽ chán lắm nếu thấy được đội hình hành
quân kiểu này.”

“Trung sĩ Schumpeter là thằng cha nào?”
“Trại huấn luyện lính mới.”
“Chắc hẳn hắn biết rõ về chuyện huấn luyện, nhưng đây là chiến tranh.”

“Ông ấy còn biết rõ về chiến tranh nữa.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.