“Thôi được. Bốn đô một gói, bảo đảm không phải đường lactoza.” Trong
lúc Gretchen quan sát thằng bé, băn khoăn không hiểu làm sao một đứa nhóc
mới tí tuổi đầu lại có thể thành ra hư hỏng tột độ đến thế, nó len lén đến gần
cô nói, “Trông chị ngon ra phết đấy. Hễ muốn kiếm khơ khớ tiền thì cứ bảo
em nhé.” Gretchen lắc đầu, nhưng thằng bé vẫn kiên trì gạ gẫm. “Những
người Âu đứng đắn trọ ở khách sạn Mamounia, năm mươi đô. Nếu họ thích
chị thì còn nhiều hơn nữa. Nhưng với người da đen phía bên kia núi, chị cứ
việc ra giá.”
“Bây giờ chúng tôi sẽ đến khách sạn,” cô nói.
“Rouen chứ?”
“Bordeaux.”
“Đi mà tìm thằng khác, em không đưa đồ chó đến khách sạn Bordeaux
đâu,” đoạn nó kiêu ngạo bước đi, nhưng khi thấy một đứa nhóc khác tiếp
cận đám bạn, Jemail bèn quay lại đuổi thằng bé đó đi. “Theo em,” nó nói và
dẫn họ băng qua quảng trường Djemaá, vừa đi vừa nói bằng đủ thứ tiếng để
giới thiệu với khách qua đường về thói quen tình dục và dòng dõi của bốn
người mà nó dẫn theo sau.
Phải mất một lúc lâu họ mới tới được khách sạn vì khi đến giữa quảng
trường Djemaá họ thấy nhiều nhóm khá đông người lớn trẻ nhỏ quây tròn
quanh những người kể chuyện rong đang say sưa kể về lịch sử Marốc và
những sự kiện lớn trên thế giới như các cuộc chinh phục của Alexandre Đại
đế và chuyến đổ bộ lên mặt trăng. Vài người kể chuyện còn kiếm được
những giá để bản nhạc cũ và treo lên đó những tấm vải dầu rộng được chia
thành hàng loạt ô vuông nhỏ miêu tả những cuộc phiêu lưu của thần
Hercules, minh họa khi họ nhắc đến các kỳ công. Mấy người kể chuyện
cường điệu nhất còn dùng cả những cái giá ba chân treo nhiều bức vẽ bằng
vải dầu, tấm này chồng lên tấm kia, để trong lúc kể chuyện, người kể có thể
lật nhanh các bức vẽ minh họa cho từng sự việc ly kỳ.
Giọng người kể chuyện mới mạnh mẽ làm sao mỗi khi nhân vật chính gặp
nguy hiểm, êm ái làm sao khi nói đến những cảnh yêu đương. Máu gần như
là hình ảnh chủ đạo trong mọi bức vẽ, và cái chết được mô tả nhiều đến nỗi