nghĩ lại mãi vẫn cảm thấy vấn đề rất nghiêm trọng.
- Nghiêm trọng đến mức độ nào? - Lâm Hạnh Hoa hỏi.
- Nghiêm trọng đến mức rất nhiều người không coi đó là một vấn đề.
- Và ngược lại, không chạy theo người Mỹ mới là một vấn đề.
- Còn cô, cô nghĩ thế nào? - Triệu Ngư cười bảo.
- Em cũng nhất trí với anh, em không thích người Mỹ tỏ ra mình là người
giàu có, gặp ai cũng khua chân múa tay. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Cách suy nghĩ của người Mỹ về lối sống còn nhiều vấn đề phải bàn lắm.
Cô đã đọc tác phẩm của Vương Tiểu Ba chưa?
- Có đọc một số như Thời đại hoàng kim, Ngôi nhà tinh thần của tôi.
- Vương Tiểu Ba là một trí thức tự do điển hình, ông đã từng sống ở Mỹ
tám năm và rút ra được kết luận là: Kinh tế thương trường Mỹ sẽ mãi mãi
là điểm nóng hàng nghìn độ. Ông không thích nước Mỹ. Người Mỹ đã mở
rộng nguyên tắc thương mại sang nhiều lĩnh vực, thậm chí tràn lan ra khắp
thế giới. Nguyên tắc thương mại của họ rốt cuộc đã trở thành luật rừng.
- Chủ nghĩa đơn phương ngày càng rõ nét. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Hiện giờ tôi đang nghĩ không biết có phải chủ nghĩa đơn phương bắt
nguồn từ chủ nghĩa kỹ thuật hay không? Chủ nghĩa kỹ thuật đã đem đến
cho họ một thứ quyền bành trướng vô hạn, quyền giữa người với người,
giữa người với thiên nhiên. Điều này rất nguy hiểm. Nó càng thô bạo hơn ở
chỗ sự nguy hiểm ấy ngày càng đến gần chúng ta nhưng chưa ai gióng lên
hồi chuông cảnh báo. - Triệu Ngư nói.
- Dù hồi chuông cảnh báo đã gióng lên cũng chưa vị tất có người nghe thấy.
- Dù sớm muộn gì mọi người cũng sẽ nghe thấy. Cứ tiếp tục gióng lên hồi
chuông cảnh báo, ít ra cũng có một tiếng nói khác.
- Anh suy nghĩ về những vấn đề này, có bao giờ cảm thấy bi quan không? -
Lâm Hạnh Hoa nói.
- Cô trông tôi có giống người bi quan không? - Triệu Ngư cười bảo.
- Không giống. - Lâm Hạnh Hoa trả lời.
- Tôi còn nhớ ai đó nói rằng chỉ có những người bi quan nhất mới lạc quan.
Vì thế, tôi không phải là người bi quan. Bi quan và lạc quan không phải là
nguồn gốc của sự vật. Tôi có cách nghĩ riêng về lối sống, chỉ đơn giản thế