SHIORIKO VÀ DUNG NHAN HAI MẶT - Trang 29

thiếu niên. Nếu không dính "cơ địa" thì tôi cũng đã mượn đọc rồi.

"Akechi Kogoro không chỉ xuất hiện ở series này đúng không?"

Tôi hỏi trong lúc lái xe. Nếu nói đến các thám tử lừng danh Nhật Bản

từ thời xưa thì tôi nghĩ ngay đến Akechi Kogoro và Kindaichi Kosuke. Dù
chỉ thoáng nhìn thấy trên phim hay áp phích nhưng tôi vẫn nhớ có cảnh đối
đầu giữa thám tử với mỹ nữ mặc đồ đen và leo lên gác mái.

"Tất nhiên. Trước 'Quái nhân hai mươi khuôn mặt' khálâu, Akechi

Kogoro đã ra mắt rồi... Trong 'Vụ án mạng trên dốc D' phát hành năm 1925
cơ mà."

"A, tôi đã từng nghe đâu đó rồi."

Vì có chữ La tinh nên tên truyện cũng lưu lại ấn tượng kha khá.

Nhưng tôi không biết nội dung thế nào, thậm chí đến giờ mới biết đó là đứa
con tinh thần của Edogawa Ranpo.

"Vậy Edogawa Ranpo là người thời đại nào?"

"Ông sinh năm Minh Trị thứ 27 (1894), mất năm Chiêu Hòa thứ 40

(1965). Ông ra mắt công chúng vào năm Đại Chính thứ 12 (1923), khi vừa
tròn 28 tuổi." Shioriko trả lời ngay tức khắc. Nhớ hết những niên đại thế
này kể cũng đáng khâm phục thật. Không biết đầu cô được tổ chức ra sao.

"Cuối thời Đại Chính, tiểu thuyết suy luận của Nhật, bấy giờ gọi là

tiểu thuyết trinh thám, vẫn thuộc thể loại chưa mấy ai ghi nhận. Trước
Ranpo, gần như không có tác giả trinh thám chuyên nghiệp nào. Là tác giả
của phái cổ điển, ông đã liên tục cho ra mắt những truyện ngân tập trung
vào việc giải đáp bí ẩn theo cách suy luận. Tuy các tác phẩm của ông có
biến đổi theo thời đại, nhưng trong giới sáng tác trinh thám, ông vẫn là tác
giả có sự hiện diện quan trọng và liên tục. Tôi nghĩ cũng không quá lời khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.