SIÊU HÌNH TÌNH YÊU, SIÊU HÌNH SỰ CHẾT - Trang 110

chí của nó, sẽ chỉ còn sống mãi trong các cá nhân khác, nhưng trí năng của
nó, vốn chỉ thuộc của hiện tượng, nghĩa là thuộc của thế giới như là biểu
tượng và chỉ là hình thức của thế giới bên ngoài, sẽ cũng tồn tại trong biểu
tượng, nghĩa là trong bản thể khách quan của các sự vật, do đó chỉ tồn tại
trong bản thể của cái xưa nay vẫn là ngoại giới. Do đó toàn thể bản ngã của
nó chỉ còn sống trong cái cho đến nay nó coi như là phi-ngã, vì sự khác biệt
giữa ngoại tại và nội tại không còn nữa. Ở đây ta nhớ lại rằng con người
hay nhất là con người ít phân biệt giữa mình với các người khác như là con
người không coi những người khác như là một phi-ngã tuyệt đối, còn như
kẻ khác lại thấy sự khác biệt là vĩ đại, nếu không phải là tuyệt đối; đó là
điều mà tôi từng lý giải trong tập bút ký của tôi về Nền tảng của luân lý.
Cái mức độ mà cái chết có thể được coi như là một sự tiêu diệt của con
người được quy định theo sự phân biệt này và đúng như những gì đã nói
trước đây. - Nhưng nếu chúng ta khởi sự đi từ sự kiện cho rằng sự phân biệt
giữa gì ngoài ta và cái gì ở ta, vì chưng liên hệ với không gian và chỉ dựa
vào hiện tượng, chứ không dựa vào sự vật tự tại nên không hoàn toàn thực,
thì ta sẽ cho sự mất đi của một tính riêng chẳng qua chỉ là mất đi của một
hình dạng, và do đó chỉ là một sự mất biểu kiến bề ngoài. Dù đối với ý thức
thường nghiệm, sự khác biệt kia có thực mấy đi nữa, trên quan điểm siêu
hình, những câu như “Tôi mất đi, nhưng thế giới còn lại” và “thế giới mất
đi, nhưng tôi còn lại” xét cho cùng thực sự chẳng khác gì nhau.

Nhưng trước hết, chết là cơ hội vĩ đại để không còn là ngã nữa: sung

sướng thay kẻ nào lại biết lợi dụng cái cơ hội ấy. Suốt đời sống, ý chí của
con người không được tự do; vì chưng bản tính nó bất di bất dịch, nên hành
động của nó nhất thiết diễn ra, theo chuỗi nhân duyên. Vả lại mỗi người đều
mang theo trong ký ức lắm chuyện mình đã làm mà mình không hài lòng.
Dù cho được sống mãi, nó cũng vẫn hành động như cũ, vì bản tính bất di
bất dịch của nó. Vì thế cho nên cái chết cởi mở các ràng buộc ấy ra: ý chí
lại được tự do. Vì tự do nằm trong bản thể (esse), chứ không phải trong tác
động (operari): Finditur nodus cordis, dissolvuntur omnes dubitationes
ejusque opera evanescunt
(Cái nút của trái tim đã đứt, tất cả các hoài nghi
đều tiêu tan, ngay cả các công trình cũng biến mất) là một lời nói trứ danh
trong Vệ đà mà tất cả các Vệ tử đều không ngớt lặp đi lắp lại (Xem

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.