rằng con người được cấu tạo từ hư không; như thế chỉ còn điều khó khăn là
ráp nối thêm cái quan niệm một sự tồn tại vô tận hướng lai. Các tôn giáo
này đã thành công, bằng sắt và máu, loại trừ khỏi châu Âu và một phần
châu Á cái tín niệm cổ sơ và an ủi kia của nhân loại; chỉ còn chờ xem loại
trừ được bao lâu. Tuy nhiên loại được đã phải khó khăn như thế nào, thì lịch
sử xa xưa của Thiên chúa giáo cũng đã từng chứng minh; phần lớn là dân tà
giáo, chẳng hạn dân Simoniste, Basiliden, Valentinien, Marcionite,
Gnostique và Manichéen
[47]
đều nghiêng về cái tín ngưỡng cổ sơ này.
Chính dân Do Thái cũng một phần nào tin ở thuyết này,như Tertullien và
Justin tường thuật. Kinh Talmud có kể rằng linh hồn Abel nhập vào xác
Seth, rồi nhập vào xác Moise. Hơn nữa, đoạn trong Kinh Thánh, Math. 16,
13-18, chỉ có ý nghĩa nếu như người ta thừa nhận nó là biểu kiện theo giả
thuyết luân hồi. Trong lúc, cũng có nói đến chuyện này, và cho người Do
Thái đưa ra cái giả thuyết rằng một nhà tiên tri cổ xưa như thế có thể lại tái
sinh bằng xương bằng thịt, thì quả là một điều phi lý trắng trợn, vì họ thừa
biết rằng ông ta đã nằm trong mồ hàng sáu bảy trăm năm và hẳn đã thành
tro bụi. Trong Thiên Chúa giáo, thuyết nguyên tội, nghĩa là thuyết phải trả
cái tội của một cá nhân khác làm ra, đã thay thế cho thuyết di hồn và chuộc
mọi tội lỗi đã phạm trong một kiếp trước. Thật vậy, cả hai đều đồng nhất
con người hiện tại với một con người đã từng sống trước kia, và như thế với
một ý định đạo đức: thuyết di hồn thì đồng nhất trực tiếp, thuyết nguyên tội
thì gián tiếp.
Chết là bài học lớn lao mà cái muốn-sống và tính ích kỷ đi đôi với nó
học được của đạo thiên nhiên, và nó có thể quan niệm như một sự trừng
phạt cho kiếp sống của chúng ta
[48]
. Nhờ nó mà tháo được cái nút mà thụ
thai và khoái lạc của thụ thai đã kết thành, nhờ nó mà xóa bỏ được, với sự
trợ giúp của một lực lượng ngoại lai, cái nhầm lẫn nền tảng của bản thể
chúng ta: đó là cái tỉnh ngộ lớn. Xét cho cùng, chúng ta là một cái gì lẽ ra
không nên có, chính vì thế mà chúng ta thôi có. Sở dĩ con người ích kỷ là vì
nó giới hạn mọi thực tại ở con người nó, là vì nó tưởng rằng mình chỉ sống
ở con người mình, chứ không ở các con người khác. Cái chết mở mắt nó,
bằng cách tiêu diệt con người nó, để cho cái yếu tính của con người, tức là ý