và mình nhận ra mình ngay, thì ở các tôn giáo khác, mình lại thấy lại mình
ngay tức khắc, mặc dù có thể nói là ẩn danh, nghĩa là trong cái vòng sinh và
nhờ ở luân hồi hay tái sinh, những người lúc này đây đang có liên hệ mật
thiết hay đang tiếp xúc với chúng ta, vào lần sinh sau, sẽ sinh cùng với
chúng ta và sẽ có với chúng ta nhưng liên hệ tương tự như những liên hệ
hiện giờ và đối với chúng ta cũng sẽ có những thái độ giống như hiện giờ,
dù thân thiện hay thù địch (Xem Manual of Buddhism của Spance Hardy).
Tái tri thức chắc chỉ là một linh cảm lờ mờ, một sự hồi tưởng mà người ta
không sao ý thức được minh bạch và ám chỉ đến một cái xa xăm vô tận, -
tuy nhiên chỉ trừ có Phật là có đặc năng biện biệt được rõ ràng các tiền kiếp
của mình và các tiền kiếp của các người khác, như nói trong Kinh Bản Sinh
(Jatakas). Nhưng thực ra nếu trong những lúc thư thái, người ta nhận xét
một cách khách quan các hành động và cử chỉ của thiên hạ trong đời sống
thực, ta không khỏi có cái tín niệm rằng không những khi nào họ cũng vẫn
vậy theo quan điểm các Khái niệm (của Platon) mà cái thế hệ hiện giờ, xét
theo cái yếu tính chân thực của nó, nhất thiết giống đúc như từng thế hệ một
đã đi trước nó. Ta chỉ cần tìm xem cái yếu tính ấy là gì, và người ta đã biết
triết thuyết tôi đã giải đáp vấn đề ra sao. Người ta có thể nghĩ rằng cái tín
niệm trực giác nói trên phát xuất do một sự đứt quãng nhất thời của hiệu lực
tính của các mặt kính phóng đại là thời gian và không gian. - Về vấn đề phổ
thông tính của sự tín ngưỡng luân hồi, Obry có nói trong cuốn Du Nirvana
Indien (Luận về Niết bàn Ấn) rất có giá trị của ông rằng: “Cái tín ngưỡng
lâu đời này đã lan khắp thế giới, và từng rất thịnh hành vào thời cổ đến nỗi
một nhà Thanh giáo uyên bác đã phải cho nó là không cha, không mẹ, và
không phổ hệ”. Từng được giảng dạy trong Vệ đà cũng như trong tất cả các
thánh kinh Ấn, thuyết luân hồi, như người ta biết, là trung tâm của Bà la
môn giáo và Phật giáo; do đó nó hiện thịnh hành trong toàn cõi á hồi, tức là
trong già nửa nhân loại, như là tín niệm vững chãi nhất và có một ảnh
hưởng thực tế mạnh mẽ ngoài sự tưởng tượng. Trước kia nó cũng là tín
ngưỡng của dân Ai Cập và Orphée, Pythagore và Platon đều nhiệt liệt
hưởng ứng; nhưng say mê nhất là phái Pythagore. Nó cũng từng được giảng
dạy trong các kịch thần bí của Hy Lạp, như ta thấy rành rành trong tập 9 của
Luật pháp của Platon, Nemesius còn nói: Communiter igitur omnes Græci,