hành của các bệnh dịch, nhân loại lại sinh đẻ đến lắm. Vào thời Trung cổ,
khi nạn dịch hạch làm vơi hẳn dân số của phần lớn các nước cựu thế giới,
thì sinh suất của nhân loại đã đặc biệt gia tăng, và số trẻ sinh đôi rất nhiều;
song song với sự kiện này là cái trường hợp rất kỳ lạ là không một đứa trẻ
nào sinh ra thời đó lại có đủ răng, tức là thiên nhiên, vì cố gắng tột bực, đã
hà tiện về chi tiết. Đó là điều mà F.Shnurrer kể lại (Chronik der Seuchen,
1825). Casper trong cuốn De la durée vraisemblable de l’existence
humaine, 1835 (Luận về hạn của kiếp nhân sinh) cũng xác nhận nguyên tắc
này, rằng số thụ thai của một số dân nào đó có một ảnh hưởng rất lớn đối
với sinh vọng và tử suất, - con số ấy khi nào cũng tùy thuộc tử suất, cho nên
số tử và số sinh bất cứ nơi nào luôn luôn tăng giảm cùng tỷ lệ; để xác định
điều này, ông thu thập nhiều con số của nhiều nước và nhiều nơi trong nước
ấy. Tuy nhiên, không thể nào có một sự liên hệ nhân quả hữu hình giữa cái
chết yểu của tôi với cái sinh của một kẻ xa lạ, và ngược lại. Ở đây, do đó cái
thực tại siêu hình hiển hiện một cách kinh dị không sao phủ nhận được như
là nguyên nhân giải thích trực tiếp cho thực tại hữu hình. - Đành rằng mỗi
trẻ sơ sinh ra đời điều tươi vui và thừa hưởng sự sống như một món quà;
nhưng không có và không thể nào có quà nào tặng không. Kiếp sống mới
mẻ của nó được trả bằng cái già và cái chết của một kiếp sống tàn tạ đã mất
đi, nhưng chứa đựng cái mầm bất diệt đã nảy nở ra con người mới kia: hai
kẻ chỉ là một. Làm sáng tỏ được nhịp cầu hợp nhất họ là chắc chắn tìm ra
được giải đáp cho một bí ẩn vĩ đại.
Chân lý diễn tả đây xưa nay không phải là người ta không từng biết, dù
rằng chưa lý hội được chính xác và đúng đắn và chủ có thể lý hội theo
thuyết ưu thế và yếu tính siêu hình của ý chí, và bản chất phụ thuộc và chỉ
hữu cơ của trí năng. Thật vậy, ta nhận thấy chủ thuyết luân hồi xuất phát từ
những thời kỳ cổ sơ và cao thượng nhất của nhân loại, luôn luôn được
truyền bá trên trái đất, như là tín ngưỡng của đại đa số nhân loại và thật ra
còn là chủ thuyết cho mọi tôn giáo, ngoại trừ Do Thái giáo và hai tôn giáo
phát xuất từ tôn giáo này. Nhưng, như tôi đã từng nói, chính ở Phật giáo lý
thuyết này mang cái hình thức tế nhị nhất và gần chân lý nhất. Cho nên
trong khi các đệ tử Ki-tô tự an ủi với quan niệm sẽ gặp lại mình trong một
thế giới khác, và ở đấy, mình lại thấy lại đích thân mình và hoàn toàn mình