SIÊU HÌNH TÌNH YÊU, SIÊU HÌNH SỰ CHẾT - Trang 108

qui animam immortalem statuerunt, eam de uno corpore in aliud transferri
censrerunt
(Rồi mọi người Hy Lạp đều cho linh hồn là bất tử và nó từ một
thể xác này chuyển sang một thể xác khác). Trong Edda, đặc biệt trong
chương Voluspa, cũng giảng dạy luân hồi. Luân hồi cũng từng là căn bản
tôn giáo của các tăng ni Gô-loa (xem Caes. De bello Gall. VI. - Mystère des
Bardes de l’Île de Bretagne,
1856 của A.Pictet). Một giáo phái Hồi ở
Hindoustan, là giáo phái Bohrahs mà Colebrooke có nói đến trong tập sau
Asiat. Res, tập 7, cũng tin ở thuyết luân hồi và do đó tuyệt đối kiêng thịt. Ở
các dân tộc Mỹ và da đen, ngay cả người Úc, người ta cũng thấy có những
vết tích, như được mô tả chính xác trong số báo Anh The Times ra ngày 29
tháng 1 năm 1841, nhân vụ hành hình hai người thổ dân Úc về tội đốt nhà,
giết. Thật vậy, bài báo có nói: “Tên trẻ hơn tiến thẳng tới số phận của mình
với một tinh thần quả cảm lầm lì, rõ ràng là khao khát phục thù; vì cứ nhìn
nét mặt hắn bộc lộ lúc đó, người ta thấy rằng hắn sẽ tái sinh là một thanh
niên da trắng và điều đó làm hắn cương quyết”. Một cuốn sách của
Ungewitter, cuốn Le continent Australien, 1853, (Lục địa Úc) cũng thuật
lại rằng ở Nam Dương, dân Papou coi người da trắng như cha mẹ họ sống
lại trần. Xem thế ta thấy rằng tín ngưỡng luân hồi hầu như là tín niệm tự
nhiên của con người nếu có suy nghĩ đôi chút và đừng có thành kiến. Do đó
nó quả là cái mà Kant từng khẳng định có phần sai về ba cái mệnh danh là ý
niệm của lý trí, chẳng hạn một triết đề tự nhiên của lý trí con người khởi tự
các hình thức riêng biệt của lý trí; và nơi nào mà vắng nó, tức là nó đã bị
những tôn giáo thiết thực này khác loại trừ. Tôi cũng nhận thấy rằng bất cứ
ai mới nghe nói đến nó lần đầu tiên cũng đều có vẻ cho nó là dĩ nhiên. Cứ
xem ngay như Lessing cũng thành thực hưởng ứng nó trong bảy đoạn cuối
của cuốn Education de l’Humanité (Giáo huấn nhân loại) thì đủ rõ. Trong
cuốn Tự thuật của ông, Lichtenberg có nói: “Tôi không sao gạt bỏ được cái
ý tưởng rằng tôi từng chết trước khi sinh”. Ngay cả Hume vốn rất mực
thường nghiệm, cũng nói trong cuốn tiểu luận hoài nghi của ông về bất tử
tính: “Thuyết luân hồi do đó là thuyết duy nhất thuộc loại này mà triết học
còn nghe được”. (Xem Essays on suicide and the immortality of the soul.
Luận về tự tử và bất tử tính của linh hồn) Chống lại cái tín ngưỡng truyền
bá khắp nhân loại này là Do Thái giáo và hai tôn giáo phát sinh từ nó dạy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.