thức thời gian chỉ can thiệp như một sự thích nghi bất khả kháng với bản
chất hữu hạn của trí năng chúng ta. Ta hãy viện đến ngay cả sự kiện sau đây
mà ta sẽ khai triển ở chương 43: tính tình, nghĩa là cái muốn, là thừa hưởng
của cha, còn trí năng thừa hưởng của mẹ; điều này hoàn toàn phù hợp với
quan niệm của chúng ta là, trong cái chết, cái muốn của con người, cá nhân
tự tại, tách khỏi trí năng thụ tưởng ở mẹ khi thụ thai: đúng theo đường chỉ
đạo vận hành cần thiết của thế giới, nó nhận được phần thụ hưởng, nhờ ở
một sự thụ thai mới, một trí năng mới, và với trí năng này nó tạo ra một con
người mới; con người này không còn nhớ gì về tiền kiếp của mình, vì
chưng trí năng vốn dĩ duy nhất có được trí nhớ, lại là phần khả diệt, hay là
hình thức, còn như ý chí là phần bất diệt, tức là nội dung. Như thế thì danh
từ tái sinh chỉ cái lý thuyết này đúng hơn là danh từ luân hồi. Vậy thì các sự
tái sinh không ngừng là những mộng sống kế tiếp nhau của một ý chí tự nó
bất diệt, cho đến khi được chỉ dẫn và đính chính cho một sự tri thức thật dồi
dào, thật phong phú, làm bằng những hình thức luôn luôn đổi mới kế tiếp
nhau, thì cái ý chí này tự nó tiêu diệt.
Chủ thuyết chính tông có thể nó là bí truyền của Phật giáo, như chúng
ta được biết qua các công cuộc khảo cứu mới đây, cũng phù hợp với quan
niệm này; thật vậy, chủ thuyết ấy dạy không phải thuyết luân hồi, mà là một
thuyết tái sinh đặc biệt, dựa vào một căn bản đạo lý, và được khai triển và
lý giải hết sức thâm hậu. Ta có thể nhận xét điều này qua một sự trình bày
về chủ thuyết đáng nên đọc và suy nghiệm, như trong cuốn Manual of
Buddhism của Spence Hardy, và được xác nhận trong cuốn Prabodh
Chandro Daya của Taylor, London, 1812; cũng như cuốn Burmese Empire
của Sangermano, và tập san Asiat. Researches. các tập 6 và 9. Cuốn Manuel
Allemand du Bouddhisme của Koppen cũng đưa lại nhiều điều rất đúng về
điểm này. Tuy nhiên, đối với đại chúng Phật tử, chủ thuyết này quá tế nhị;
vì thế người ta phải thuyết pháp luân hồi thay vào cho họ dễ hiểu.
Vả lại, ta cũng không nên quên rằng ngay cả những luận điệu thường
nghiệm cũng hưởng ứng một sự tái sinh loại này. Thật ra có một sự liên hệ
giữa cái sinh của những người mới xuất hiện và cái chết của những người
không còn sống: sự liên hệ này được bộc lộ ở điều cứ sau những trận hoành