SIÊU HÌNH TÌNH YÊU, SIÊU HÌNH SỰ CHẾT - Trang 61

của một kẻ khác, nó lại phải đời đời chịu trách nhiệm về các tác động và
hành vi của nó. Thật vậy, về sau, một khi đầu óc nó đã chín muồi, nó suy tư
cặn kẽ, và nhận thấy cái tính chất bấp bênh của các chủ thuyết kia, nó
không còn có gì hơn để thay thế; hơn nữa, nó cũng không còn khả năng để
hiểu những cái gì có giá trị hơn, và rồi không có được sự an ủi mà thiên
nhiên cũng đã dành cho nó để là đối lực cho cái tin chắc phải chết. Chính vì
có một sự chuyển biến như thế mà hiện nay (1884) ta thấy ở Anh, trong số
công nhân nhà máy sa đọa, có những phần tử xã hội, và ở Đức, trong số
sinh viên sa đọa có những phần tử hê-ghê-liên sa đọa đến mức chủ trương
một quan niệm tuyệt đối vật chất đưa đến cái hậu quả là: édite, bibite, post
mortem nulla voluptas
(ăn đi, uống đi, chết rồi hết thú), quan niệm do đó có

thể gọi là chủ nghĩa cầm thú

[30]

. Tuy nhiên, sau mọi cái gì từng được dạy

về cái chết, người ra không thể chối nhận rằng ngay ở Âu, quan niệm của
thiên hạ, ngay cả quan niệm của cũng một cá nhân, thường đưa đẩy từ quan
niệm chết như một sự hủy diệt tuyệt đối, cho đến sự tín ngưỡng rằng chúng
ta là một thứ bất tử bằng xương bằng thịt. Cả hai đều sai; tuy nhiên, chúng
ta không cần phải đi tìm một thế đứng trung dung mà cần tìm một quan
điểm cao siêu hơn kia, theo đó mà các quan niệm tự chúng thải trừ nhau.

Trong thiên khảo luận này, tôi muốn trước hết khởi đi từ một quan

điểm hoàn toàn thường nghiệm. - Điều chúng ta được thấy trước hết là điều
không thể phủ nhận rằng, theo trực giác của ý thức thiên nhiên, con người
không những chỉ sợ chết hơn mọi cái gì khác cho chính bản thân mình, mà
sở dĩ nó còn khóc nức khóc nở trước cái chết của những người thân yêu, và
khóc công khai, chẳng phải vì ích kỷ, vì thiệt thòi cho mình, mà vì thương
xót cho cái tai họa lớn nó đã xảy đến cho kẻ khác; vì thế cho nên nó trách là
vô tâm vô tình kẻ nào, trong những trường hợp như thế, lại không nhỏ lệ và
không tỏ ra đau buồn. Song song, ra cũng có thể kể ra trường hợp khao khát
trả thù mà khi ở vào tột độ, thường tìm cái chết của địch thủ như thể là cái
tai họa lớn nhất có thể giáng lên hắn. Quan niệm thay đổi theo thời theo
chốn: nhưng thời nào hay chốn nào thì tiếng nói của thiên nhiên vẫn là một
và do đó vẫn phải được nghe trước hết. Mà trong trường hợp này, hầu như
nó xác định rõ ràng rằng cái chết là một tai họa lớn. Trong ngôn ngữ của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.