thiên nhiên, chết có nghĩa là tiêu diệt. Bảo rằng chết là chuyện hệ trọng
cũng là điều dễ hiểu, vì ai nấy đều biết, sống không phải là một chuyện đùa.
Chắc chắn là chúng ta cũng chẳng đáng được gì hơn là sống với chết.
Thật ra, cái sợ chết không ăn nhằm gì đến cái biết; vì con vật cảm thấy
cái chết, mặc dầu không biết cái chết. Trên thế gian này, cái gì được sinh ra
là mang theo cái chết ở nó. Nhưng cái sợ trước về cái chết kia chỉ là sự thất
bại của ý chí sống, mà chúng ta đều có dự phần. Vì thế cho nên mọi con vật
bẩm sinh đã mang sẵn cái sợ bị tiêu diệt, cũng như cái lo lắng tự tồn; do đó
của chính cái sợ đó, chứ không riêng gì sự lẩn trốn trước đau khổ, đã bộc lộ
ở thái độ thận trọng băn khoăn của con vật lo tìm sự an toàn cho mình, và
hơn thế nữa cho sự an toàn của con mình, trước tất cả những cái gì có thể
trở thành nguy hiểm cho chính mình và con mình.
Tại sao con vật lại chạy trốn? Tại sao nó lại run rẩy và tìm cách ẩn
mình? Vì nó là ý chí sống thuần túy và, do đó, tất phải chết, và vì nó muốn
tranh thủ thời gian. Mà cả con người cũng thế vì bản chất. Cái tai họa lớn
nhất, mối đe dọa đáng sợ có thể có, chính là cái chết; cái sợ ghê gớm nhất,
chính là cái sợ chết. Vì thế nên không gì nhất thiết làm ta xúc động mạnh
mẽ hơn là đời sống của kẻ khác đang cơn nguy cấp, không gì khủng khiếp
hơn là một cuộc hành hình. Nhưng sự tha thiết vô biên muốn sống, nó bộc
lộ ở các sự kiện trên đây, lại không phải phát nguồn từ kiến thức hay suy tư;
trước mắt suy tư, nó còn có vẻ điên rồ là khác, vì cái giá trị khách quan của
sự sống không có gì là rõ rệt, và người ta hằng phân vân rằng sống chưa
chắc gì đã hơn là phi hữu; dù cho cả kinh nghiệm và suy tư lên tiếng nữa,
phi hữu hẳn vẫn thắng cuộc. Nếu ta gõ cửa các nấm mồ và thử hỏi các
người chết xem họ có muốn sống lại không, có lẽ họ lắc đầu từ chối. Đó là
ý kiến của Socrate, trong tập Biện giải của Platon, và ngay cả cụ
Voltaire
[31]
vốn dĩ khả ái vui tính cũng phải thốt lên rằng: “Người ta thích
sống, nhưng hư không không phải là không hay”, và còn nữa: “Tôi không
biết thế nào là kiếp sống vĩnh cửu, nhưng đó là chuyện bá láp.” Vả lại sống
trước sau gì rồi chả mấy lúc cũng chấm dứt, cho nên số năm ngắn ngủi mà
người ta có lẽ còn được sống hoàn toàn biến hẳn trước cái nhìn của thời
gian vô tận mà trong đó người ta sẽ không còn nữa. Vì thế, trước mắt suy