Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp và nhiệt độ thường được biểu diễn
bằng đồ thị có đường cong một đỉnh (hình 1.9).
Hình 1.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hô hấp
Nhiệt độ thấp nhất tại đó cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 0°C
- 10°C tùy theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng 35°C - 40°C.
Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng 45°C - 55°C.
b) Hô hấp với hàm lượng nước trong cơ thể, cơ quan hô hấp
Nước là dung môi và là môi trường cho các phản ứng hóa học xảy ra.
Nước còn tham gia trực tiếp vào quá trình oxy hóa nguyên liệu hô hấp. Vì
vậy hàm lượng nước trong cơ quan, cơ thể liên quan trực tiếp đến cường độ
hô hấp.
Các nghiên cứu cho thấy: Cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng
nước (độ ẩm tương đối) của cơ thể, cơ quan hô hấp. Hàm lượng nước trong
cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại. Hạt
thóc, ngô phơi khô có độ ẩm khoảng 13-16% có cường độ hô hấp rất thấp (ở
mức tối thiểu).
c) Hô hấp và nồng độ O2, CO2 trong không khí