Hình 2.4. Sơ đồ hoạt hóa pepsinogen thành pepsin
Loét và ung thư dạ dày thường xảy ra ở lớp biểu mô dạ dày và chủ yếu do vi
khuẩn Helicobacter pylori chống chịu được độ axit của dịch vị. Khi được chữa
trị bằng kháng sinh, tình trạng loét và ung thư dạ dày có thể còn xấu hơn nếu
như pepsin và axit tiêu hủy lớp biểu mô dạ dày nhanh hơn sự tăng sinh của
biểu mô.
Sau khi bị biến đổi cơ học và hóa học, thức ăn trong dạ dày biến đổi thành
dịch dinh dưỡng (nhũ chấp) có tính axit. Bình thường dạ dày được đóng kín cả
phía trên (cơ thắt tâm vị) và phía dưới (cơ thắt môn vị). Khi có những viên
thức ăn vào dạ dày, lỗ trên của dạ dày được mở ra khi thức ăn đi xuống. Trong
trường hợp dịch dinh dưỡng trong dạ dày trào lên thực quản sẽ gây nên hiện
tượng “ợ nóng”. Nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên và kéo dài có thể
dẫn đến phát triển khối u ở thực quản. Khi lỗ dưới dạ dày mở, dịch dinh dưỡng
từ dạ dày sẽ được vận chuyển vào ruột non. Thức ăn được tiêu hóa hết trong dạ
dày sau khi ăn từ khoảng 2 đến 6 giờ.
- Ruột non: