ông không thể là nạn nhân của bao nhiêu tai tiếng, bao nhiêu chuyện nhảm
nhí nếu thực sự ông không làm chi hơn hoặc khác thiên hạ. Hãy nói chúng
tôi nghe, để tránh cho cử toạ sự phán xử nhẹ dạ, võ đoán». Nghi vấn chí
lý, tôi hoàn toàn đồng ý; vì vậy, tôi xin cố gắng giải thích vì đâu mà
Socrate này lại thừa hưởng vừa cái danh người hiểu biết
lời phỉ báng như vậy. Xin quý vị lắng nghe. Có thể một vài vị trong
cử tọa tưởng rằng tôi nói đùa; nhưng xin hãy yên trí rằng tôi chỉ nói
lên sự thực. Danh tiếng của tôi không đến từ chi khác hơn là một
kiến thức vốn có. Kiến thức về cái gì vậy? Có lẽ nó chỉ là một sự hiểu
biết liên hệ đến con người. Thứ kiến thức ấy, có thể là tôi có thật, bởi
vì ai cũng có khả năng đạt đến, và chỉ trong chừng mức đó thôi mà
tôi dám tin mình là người hiểu biết. Ngược lại, các biện sĩ mà tôi vừa
kể tên ban nãy lại có một loại tri thức khác, ở một cấp bực cao hơn là
kiến thức chung này. Tôi không thể nói chi hơn về loại tri thức đó,
bởi vì thật tình tôi không biết; ai nói khác là nói láo và vu khống.
Đến đây, quý công dân Athènes, xin đừng lao nhao ngắt lời tôi,
nếu quý vị thấy rằng Socrate này nói về mình quá đỗi tự phụ; bởi vì
những lời tôi sắp nói ra đây không xuất phát từ tôi mà từ một quyền
uy đáng cho quý vị tin cậy hơn nhiều. Để xác nhận sự hiểu biết của
Socrate, tôi xin dẫn chứng lời phán của thần Apollon ở đền
Delphes
, Ngài sẽ nói cho quý vị biết tôi có phải là người hiểu biết
chăng, và kiến thức ấy là gì. Trong cử toạ chắc ai cũng biết
Chéréphon, bạn từ thời thơ ấu của tôi, đồng thời là một công dân tốt,
kẻ đã cùng đi đày và cùng hồi hương với quý vị
Chéréphon, quý vị còn lạ gì nhiệt tình mà y đặt vào mọi công việc.
Ngày kia, khi ghé viếng đền Delphes, Chéréphon bỗng đánh bạo
thỉnh ý Thần xem trên đời này còn có người hiểu biết hơn Socrate
chăng (đến đây, một lần nữa tôi lại phải xin quý vị chớ xì xào khó
chịu khi nghe tôi nói); và vị đồng cô
ở đền trả lời rằng không có ai
cả. Về lời đáp này, dù Chéréphon nay không còn nữa, Chérécrate ở
đây có thể xác nhận với quý vị.