nặc lừ lừ tiến từng bước về phía trước. Mụ béo lùi dần, lùi dần, đưa tay che mặt, oà
khóc và bỏ chạy.
Một người mặc bộ đồng phục cũ, có vẻ là cán bộ, vừa đi vừa xỉa răng nhòm nhòm
ngó ngó có vẻ định lượng tôi và ông chủ, rồi hỏi:
- Thế bây giờ ông yêu cầu gì?
- Tao yêu cầu chúng mày cho con lừa này ăn no, nấu nước ấm tắm sạch sẽ cho nó.
Còn nữa, chúng mày tìm một bác sỹ băng bó vết thương cho con lừa của tao.
Gã cán bộ kêu to mấy tiếng, có mấy người dạ ran rồi từ trong bếp chạy ra. Gã này ra
lệnh:
- Làm theo yêu cầu của ông ta! Mau mau chuẩn bị mọi thứ!
Họ dùng nước ấm tắm cho tôi, dùng cồn sát trùng vết thương cho tôi, rắc thuốc bột
vào rồi dùng gạc băng kín lại, sau đó đem đến cho tôi cả một giỏ lúa mạch và cỏ linh
lăng.
Trong lúc tôi ăn, họ mang đến một hộp cơm đang còn nghi ngút khói, đặt trước mặt
ông chủ. Một người trông có vẻ lam lũ nói với ông ta:
- Ông anh, ăn đi! Đừng có ngang ngược cố chấp nữa. Ăn bữa cơm này đừng nghĩ
đến bữa sau, qua ngày nay đừng nghĩ đến ngày mai! Những ngày huy hoàng của con
lừa này hết rồi, nó đã sớm trở thành một con vật vô dụng rồi. Sao thế, anh không ăn à?
Ông chủ khom người xuống hai miếng gạch vỡ chồng lên nhau, mắt đăm đắm nhìn
vào cái chân bị thương đặt hờ trên mặt đất của tôi, hình như đối với ông, những lời nói
vừa rồi chẳng ăn nhập gì. Tôi nghe thấy tiếng ồng ộc trong cái bụng vừa béo tròn vừa
trống rỗng của ông ta, trong lòng xuất hiện một sự kính phục âm thầm. Rất nhiều lần tôi
thấy ông ta đã vươn tay về phía gói cơm, nhưng lần nào ông cũng kìm nén được và vội
rút tay về.
11
Anh hùng tương trợ làm chân giả,
Dân đói giết lừa lấy thịt chia.
Vết thương của tôi đã kín miệng, chết thì không thể nhưng tôi trở thành một con lừa
tàn phế, mất hoàn toàn khả năng lao động. Không biết bao nhiêu lần, bọn đồ tể đến nhà
tôi trả giá, kỳ kèo để mua tôi nhằm cải thiện bữa ăn của cán bộ công xã, nhưng tất cả
đều bị ông chủ chửi té tát và xua đuổi một cách chẳng nể nang gì.