Sống thiền
112
về cái biết. Như khi nói đến mưa, ta chẳng bao
giờ thắc mắc là “ai mưa?”, vì ta nhận thức được
mưa là gì. Khi ta nói “trời mưa”, ta cũng không
thật sự hàm ý chỉ đến một chủ thể nào cả.
1
Chúng ta cũng nên nhận thức về cái biết theo
cách tương tự như vậy, để không vô tình nhốt
chặt cái biết vào trong những lớp vỏ khái niệm
hoặc bóp méo đi bởi sự phân biệt.
Trong cuộc sống hàng ngày, sẽ không có vấn
đề gì khi chúng ta tiếp tục đặt ra câu hỏi “ai
biết?”, cũng như duy trì những khái niệm phân
biệt các chủ thể độc lập và tách biệt. Nhưng
một khi muốn chuẩn bị cho cái nhìn toàn diện
và thể nhập vào thực tại, thì việc xem xét lại
vấn đề là hết sức cần thiết để có thể chấp nhận
và bước vào một thế giới chân thật vô phân biệt.
Ai làm?
Như trên đã phân tích, khi ta nói “mưa rơi”,
chủ từ “mưa” và động từ “rơi” thật ra chỉ là
1
Điều này cũng tương tự như trong tiếng Anh (it rains) hoặc
tiếng Pháp (il pleut), trong đó chủ từ không thật sự chỉ đến bất
cứ chủ thể nào cả.