Hình ảnh thường thấy nhất thời bao cấp là cô dâu sóng đôi với anh bộ đội.
Chỉ chừng đó mà đám cưới rôm rả cả mấy tiếng đồng hồ. Chẳng có
quay video, chụp ảnh như bây giờ. Cô dâu chú rể mặc quân phục, đội mũ
đeo sao như khi sinh hoạt đơn vị C Gái. Chẳng rước dâu rước rể gì. Trước
lễ cưới, mạ tôi làm con gà, đĩa xôi để cúng tổ tiên, mời gia đình bên gái dự,
là xong. Quà mừng đám cưới không phải phong bao như bây giờ, ai có gì
mừng nấy. Người chai rượu, người chiếc khăn mùi-soa, cái vỏ gối hay bộ
quần áo trẻ con. Mở đầu đám cưới là chủ tịch xã phát biểu huấn thị cả tiếng
đồng hồ. Ông bảo thanh niên nam nữ phải đặt Tổ quốc lên trên hết. Nam ba
sẵn sàng. Nữ ba đảm đang. Các anh chị có biết ba sẵn sàng là gì không? Ba
đảm đang là gì không? Thế là ông giải thích tràng giang đại hải. Cánh
thanh niên sốt ruột nói chuyện ồn ào. Mặc kệ! Ông cứ nói.
Cuối cùng chủ tịch xã cũng dứt tràng diễn thuyết. Tới chương trình ca
hát. Toàn bài hát chiến đấu theo nhịp quân hành, như Sẵn sàng bắn, Chiếc
gậy Trường Sơn, Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân... hay bài Tranh tre
mây lạt mau gửi về Ngư Thủy là bài hát của thầy Hoàng Đình Luyện, một
nhạc sĩ ở Phòng Văn hóa huyện viết để cổ động bà con toàn huyện đóng
góp xây dựng lại nhà cửa cho đồng bào xã tôi bị máy bay Mỹ bắn phá hủy
diệt từ năm 1967. Một người hát, cả đám cưới vỗ tay hát theo. Đám cưới