Chị thật thà: “Đó là họ khuyến mại. Thực tế mua mười cái là họ tính tiền 20
cái rồi đấy!”. Lại một mẹo bán hàng mà tôi chưa từng học ở trường Đại học
Thương Mại!
Nhân nói chuyện mẹo bán hàng, tôi muốn nhắc tới việc quảng cáo. Tất
nhiên chúng tôi không được học về PR, về quảng cáo. Nói chung chúng tôi
không được học gì về mọi hoạt động truyền thông phục vụ cho việc bán
hàng. Một thời gian dài, PR – quảng cáo bị coi như trò lừa bịp không thể
chấp nhận dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhớ lại năm 1975, là một cử nhân
tốt nghiệp trường Đại học Thương Mại Hà Nội hẳn hoi, mà sáng 30/4, trên
đường tiến vào Sài Gòn, tôi mới lần đầu tiên biết thế nào là quảng cáo! Dọc
đường từ Xuân Lộc vào Biên Hòa, trên xa lộ Sài Gòn có trưng rất nhiều
tấm biển to tướng với đủ màu sắc lòe loẹt. Lớn nhất và gây ấn tượng là tấm
biển vẽ một gương mặt người da đen đang cười, khoe hàm răng trắng tinh,
đều tăm tắp với chữ Hynos to tổ bố. Tấm biển rộng hàng chục mét vuông,
được dựng bằng khung sắt bê tông cao lớn giữa cánh đồng, đi xa hàng chục
cây số vẫn thấy! Tôi hỏi một chị du kích tên là Dịu dẫn đường ở Biên Hòa
là họ vẽ cái gì thế. Chị nhìn tôi như thể người từ mặt trăng rơi xuống, rồi
cười toáng lên: “Đó là quảng cáo hàng hóa. Họ quảng cáo loại thuốc đánh
răng tên là Hynos! Cả miền Nam này dùng loại thuốc đánh răng này đấy,
chú ạ!”.
Lại nói chuyện bong bóng. Tôi mang về làng Thượng Luật quê tôi,
phân phát cho mỗi đứa trẻ trong làng hai cái bóng bay. Chúng sung sướng
thổi lên rồi buộc dây chạy khắp xóm. Khi ra Hà Nội, tôi mang ra một gói
bóng bay thổi bằng hơi ấy để biếu trẻ con các gia đình quen biết từ thời
sinh viên. Ở Hà Nội lúc đó chưa có loại bóng bay thổi này. Vào nhà nào
mọi người cũng khen bóng bay Sài Gòn thổi lên rất to, màu sắc đẹp. Các
chị bạn bảo rằng, ở Hà Nội này trẻ con mê chơi loại bóng cao su khác. Ngộ
lắm. Đó là những chiếc bóng ca-pốt mà những người có vợ có chồng dùng
để sinh đẻ theo ý muốn hay tránh lây bệnh khi sinh hoạt tình dục. Bóng ca-