SỐNG THỜI BAO CẤP - Trang 111

pốt này người ta bán ở một số hiệu thuốc có chỉ định, hay ở Cửa hàng Tôn
Đản. Mua khó lắm, không phải ai cũng mua được.

Người lớn mua bao ca-pốt về, dùng không hết, hoặc ngại không dùng,

liền thổi lên to như quả bóng đá cho trẻ con chơi. Chúng treo loại bóng cao
su màu sữa ấy ngay cửa ra vào các căn hộ tập thể. Rồi có nhà còn thổi ca-
pốt to lên, nhuộm màu, vẽ râu, mắt mũi để trang trí ngày Tết. Bóng treo
tòng teng ở cành đào. Bọn trẻ chẳng đứa nào biết những quả bóng “sành
điệu” kia vốn được dùng cho việc gì để mà ngượng. Còn người lớn thì
không thèm ngượng. Vào thời mọi thứ đều khan hiếm, tờ giấy bạc lót bao
thuốc lá còn quý như vàng (vì bao thuốc lá xịn mới có), bóng ca-pốt được
dùng làm đủ các vật trang trí cho sang nhà, cũng là một sáng tạo của con
người trong giai đoạn ngặt nghèo ấy.

Lối trần bao nỗi xe tàu nhiễu nhương

Có lần về Đồng Hới, dự đám tang em gái của một người bạn, tôi có

một bài thơ tặng bạn, trong đó có câu: “Thôi em về nẻo chiêm bao/ Lối trần
hết nỗi xe tàu nhiễu nhương”.
Quả thực xe tàu thời bao cấp có rất nhiều
chuyện oái oăm mà bây giờ kể lại, nhất định các bạn trẻ không ai tin đó là
sự thật.

Tôi làm báo Thương Mại thường trú tại miền Trung, lấy vợ tận vùng

núi Tân Kỳ, Nghệ An, nên đi lại trên đường miền Trung, Tây Nguyên
thường xuyên. Chỉ một đoạn đường từ Vinh vào Huế thôi, bây giờ xe đò
Quang Dũng, Phong Phú ở Huế chỉ chạy sáu tiếng đồng hồ là tới, những
năm 1978 – 1986, xe phải đi đến hai ngày hai đêm ròng. Xe chạy chậm vì
đường vừa hẹp vừa xấu, đầy ổ gà ổ voi. Muốn tránh một xe phải đi chậm
lại, hoặc dừng lại. Mỗi lần qua phà Bến Thủy, phà Sông Gianh hay phà
Quán Hàu, xe phải đợi cả tiếng đồng hồ mới đến lượt lên phà. Khách phải
xuống xe để xe lên phà. Qua phà xong, xe chạy lên đường đợi khách lên hết
mới khởi hành.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.