giấy thông hành duy nhất: “Tôn Phong – Người ra tù cải tạo tốt”! Cuộc
mưu sinh khốn khó bắt đầu từ đó! Ở Nha Trang được mấy năm, Tôn Phong
yêu đắm đuối ca sĩ Phạm Thị Ái Mỹ. Hai người thành vợ chồng. Chị Ái Mỹ
cũng bắt đầu thức đêm bán chè chén với chồng và con chồng ở ga Nha
Trang từ đó!
Năm 1986, một “sự kiện” làm thay đổi cuộc sống của gia đình ông.
Ấy là sự xuất hiện của người bạn thơ tri âm là nhà thơ Phùng Quán ở Nha
Trang. Trong các cuộc đọc thơ bốc lửa của Phùng Quán, Tôn Phong cũng
tham gia đọc những bài thơ của mình. Nhà thơ Tôn Phong xuất hiện trước
công chúng Nha Trang từ đó. Sau đó ông làm nhiều thơ trữ tình đăng ở tạp
chí Nha Trang, báo Khánh Hòa, tạp chí sông Hương... rồi ông tham gia Hội
Văn nghệ Khánh Hòa.
Thời gian đó tôi làm báo Thương Mại, trong một chuyến vô công tác ở
Nha Trang, tình cờ được làm quen với ông. Câu chuyện của cuộc đời Tôn
Phong như là định mệnh đối với người thơ giữa cõi đời đen bạc, cay nghiệt
và phong trần. Lúc đó gia đình ông như “người ngoài cuộc đời”, không
biên chế, không lương bổng, không việc làm, không chỗ nương thân... Chỗ
ở thì xin che tạm mái tranh vào một góc hiên nhà một ông đại tá nghỉ hưu,
vừa đủ chỗ kê cái giường đôi, anh gọi là “lều”. Năm sau, ông đại tá vì lý do
gì đó không cho trú nhờ nữa, thì sang trú ở góc sân nhà người khác.