Nhà thơ Tôn Phong.
Từ năm 1975 vào Nha Trang cho đến năm 1992, Tôn Phong đã 13 lần
che lều trú ở sân nhà người khác như thế. Mỗi lần mưa gió cả nhà ướt như
chuột lột. “Trên đầu ễnh ương dóng dả/ Dưới chân rền rĩ dế kêu/ Nằm
trong xó tối căn lều/ Cứ tưởng thân mình như đã.../ Bỗng từ mái tranh mưa
dột/ Gió lùa lạnh buốt sống lưng/ Dậy ngồi xo ro tựa cột/ Hóa ra sự sống
chưa dừng” (“Viết vào đêm lều dột”). Có thời gian 3 tháng ròng không ai
cho trú, cả nhà ông phải trải chiếu rách nằm ngủ ngay trên hè phố Nha
Trang! Có thể nói, trong thời bao cấp, Tôn Phong là người tay trắng theo
nghĩa đen của từ này. Vâng, trắng đến tận cùng sự trắng! Trắng rợn cõi
người.
Bạn văn Hà thành
Những năm 80, tôi ra Hà Nội thường được anh Phùng Quán chở đi
thăm hoặc kể cho nghe về đời sống thiếu thốn của nhiều nhà văn, nhà thơ
Thủ đô. Các nhà thơ Hoàng Cầm, Lê Đạt đều phải mở cửa hàng ở tại gia để
sống. Nhà thơ Lê Đạt từ năm 1957 đã có một cửa hàng tạp hóa mang tên
ông với số đăng ký là 4210. Ông có hẳn một bài thơ dài có tên là Cửa hàng
Lê Ðạt. Nhà thơ Hoàng Cầm suốt ngày ngồi bán quán nước trước nhà. Ông
già ngồi xem báo, đọc sách, bọn trẻ gọi: “Ông Cầm, cho đĩa lạc”. Ông lọm
khọm đứng lên đi bốc lạc ra đĩa, bưng đến bàn cho bọn khách choai choai.
Phùng Quán xót ruột hỏi: “Cái quán nước này cho anh ngày bao nhiêu mà
anh phải khổ sở thế?”. Hoàng Cầm ngậm ngùi: “Em cứ coi như thi sĩ
Hoàng Cầm đã chết rồi. Bây giờ chỉ còn mỗi ông chủ quán nước Hoàng
Cầm thôi!”.
Nguyễn Huy Thắng, con trai của cố nhà văn Nguyễn Huy Tưởng kể
chuyện nhà thơ Quang Dũng thời bao cấp nghe rất cảm động. “... Bấy giờ
còn đang thời bao cấp, thứ gì cũng khan hiếm, nhất là lương thực, thực
phẩm lại càng thiếu. Bác Quang Dũng sang nhà chơi chỉ khuyên mẹ tôi nên
nhai thật kỹ khi ăn. Nhai càng kỹ càng tốt, vừa đỡ hại dạ dày, vừa đỡ tốn