làm cá khô hoặc làm mắm nêm, nước mắm... rồi gánh đi chợ Tréo, chợ
Mai, chợ Hôm Trạm, chợ Chè khắp huyện Lệ Thủy lội bộ năm sáu mươi
cây số. Từ làng tôi đi chợ Tréo gần 20 cây số, phải trèo động cát tới 6 cây
số, gánh nặng phải đi 5 tiếng đồng hồ mới kịp giờ họp chợ. Mạ tất bật suốt
ngày, phải dậy từ hai giờ sáng, đến tối mịt mới về. Về nhà lại bán muối, dầu
hỏa thắp sáng, nến cúng... cho bà con trong làng. Cả làng tôi thiếu cái gì là
đến “nhà mụ Vượng” (tên mạ tôi là Đào Thị Tam, ở quê tôi gọi tên phụ nữ
có chồng theo tên con đầu, chị đầu của tôi tên là Ngô Thị Vượng, lúc đó đã
đi lấy chồng, ở nhà chồng), khuya mấy cũng mua được.
Mỗi dịp Tết mạ tôi gánh đến cho người làm ruộng miền nông (khu vực
nông nghiệp, quê tôi gọi là kẻ roọng
ngon, gọi là nước mắm chắt, nước mắm nhĩ, tức là loại nước mắm cốt từ
trong chượp chắt ra, nhĩ ra tự nhiên. Rồi những con mắm nục, mắm trích
thính thơm phức, những khúc cá ngừ, cá thu kho thơm lựng. Tết mạ gánh
về cho bà con làng biển Thượng Luật nghèo là bó chè xanh, quả thơm, quả
mít chín, gạo nếp, và bao nhiêu thứ kẹo bánh cho trẻ con như: kẹo bi, kẹo
bột đậu bọc giấy bóng xanh đỏ tím vàng, kẹo cứt gà (kẹo nấu bằng đường
thủ công tẩm bột nâu, đen đen trăng trắng như viên cứt gà khô trên cát); các
thứ bánh để thờ trên bàn thờ ngày Tết như bánh in bọc giấy bóng xanh đỏ,
bánh ít; lá dong, lá chuối bán cho các nhà gói bánh chưng, bánh tét.
Ngày Tết, cửa hàng Nhà nước đóng cửa, vì cửa hàng chủ nghĩa xã hội,
kinh doanh buôn bán kiếm lời được cho là hành vi xấu xa. Sáng mùng Một
Tết, mạ tôi làm các loại bánh, gánh ra chỗ vui chơi xuân bán cho thanh
thiếu niên. Mạ làm bánh nổ bằng thóc nếp rang cho nổ bung, sảy vỏ rồi cho
vào nấu với nước đường, thêm tí va-ni, tí bột đao, ép khuôn cắt thành từng
vuông nhỏ, hoặc vắt tròn như quả mận. Ăn ngọt mà giòn rụm. Mạ còn nấu
bánh đúc bằng gạo mùa mới gặt. Nấu cho nhuyễn, thêm gia vị tiêu hành rồi
đổ ra cái mâm thau, đợi bánh nguội, cắt thành từng miếng hình thoi, xếp
vào thúng lót lá chuối, gánh đi bán. Bánh đúc chấm nước lèo ăn no vẫn
thòm thèm.