SỐNG THỜI BAO CẤP - Trang 33

Thông tin như dân Quảng Nam, Quảng Ngãi đi đánh bắt xa bờ ở ngư
trường truyền thống Hoàng Sa bị tàu Trung Quốc đâm chìm, người bị giết,
tài sản bị bọn cướp tịch thu... ngày càng nhiều. Bây giờ, đêm đêm dân quân
làng tôi lại phân công nhau thức canh gác biển, đề phòng bọn Tàu xâm
nhập...

Phim về làng

Chuyện rất ấn tượng nữa thời bao cấp ở làng tôi là xem phim. Những

ngày đó ở Quảng Bình có nhiều đội chiếu bóng lưu động, ví như đội chiếu
bóng lưu động số 17 (còn gọi là số 175), đội chiếu bóng số 111... Nhà văn
Nguyễn Quang Lập đã kể: “Thời này các đội chiếu bóng di chuyển bằng xe
ba gác hoặc đòn khiêng, chiếu phim ở vùng nào dân vùng đó chịu trách
nhiệm vận chuyển. Nghe tin có phim, địa phương liền cắt cử dân công đi
đón đội chiếu bóng, có khi phải đi năm bảy ngày, trèo đèo lội suối mới đem
được phim về, vất vả lắm nhưng tuyệt không ai kêu ca. Có phim là phúc
đức rồi, nhiều nơi vùng sâu vùng xa chẳng hề biết phim trú là gì”.

Một góc Rạp Tháng 8 Hà Nội

Đúng như vậy. Thường một năm vài lần đội đem phim về chiếu ở xã

tôi. Đó là một ngày hội của làng. Các thôn Liêm Lấp, Liêm Vàng, Tây
Thôn, xa 17, 18 cây số, trẻ con, người lớn cũng bới cơm ra trung tâm xã,
tức làng Thượng coi phim. Mỗi lần phim về, Hợp tác xã phải cử 12 thanh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.