niên trai tráng vượt 7 cây số động cát lên Quốc lộ 1A, khiêng vác máy nổ,
máy chiếu, màn ảnh về. Hai đêm chiếu phim xong lại khiêng máy vượt
Động Cao, Động Thấp lên trả cho chiếc ô tô đang chờ ở đó để họ chở đoàn
chiếu phim đi chỗ khác.
Đoàn chiếu phim về, xã phải làm cơm cho họ ăn. Ngày xưa chẳng có
tiệc tùng bia bọt gì, chỉ con gà, xị rượu quê là ổn!
Mỗi khi phim về, mạ tôi nấu cơm sớm để anh em tôi đi xem. Loa
phóng thanh thông báo: “Hôm nay đội chiếu bóng lưu động số 175 sẽ phục
vụ bà con hai bộ phim thời sự và phim truyện...”. Chúng tôi háo hức ra bãi
từ khi chưa tắt mặt trời để giành chỗ ngồi trước. Ngồi mãi đến gần tám giờ
tối người ta mới loa: “Buổi chiếu bóng xin phép được bắt đầu”. Máy chạy
rè rè. Màn ảnh sáng lên. Gió biển lay cái màn ảnh phần phật như lá cờ đang
kêu gọi. Đứa nào cũng mừng rơn, ngóng cổ lên màn hình.
Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã kể rất đúng tình trạng phim ảnh thời
này, tôi xin chép ra đây để mọi người cùng đọc: “Rất ít khi được xem phim
tâm lý của Đông Đức hay Ba Lan vì các phim này được xem là phim đồi
trụy. Thỉnh thoảng vẫn lọt ra vài phim, hôn nhau chán chê, chàng ấn nàng
xuống rồi chuyển sang cảnh “xong rồi”, chỉ thế thôi nhưng dân chúng
sướng mê man. Đôi khi chàng kéo tay nàng hoặc bế xốc nàng chạy vào
buồng trong rồi chuyển sang cảnh “xong rồi”. Bất kì khi nào đến đoạn
chàng kéo nàng vào buồng trong, thể nào cũng có vài chục người cả con nít
lẫn thanh niên chạy rật rật ra sau màn chiếu, hy vọng mục sở thị cái buồng
trong ấy, hi hi”.
“Bà Thiển ở sau nhà mình chưa bao giờ đi xem phim, thằng cu Hải
con bà khóc lên khóc xuống đòi đi cho bằng được. Bà chạy sang nhà mình
hỏi mạ mình, nói phim có hay không thím. Mạ mình mắt trợn tay khua, nói
oa chà, phim không hay thì cái chi hay. Bà Thiển nghe nói vậy là dắt cu Hải
đi liền. Bữa đó chiếu phim chiến đấu Liên Xô, mới xem bà thích lắm, nói
cha tổ, răng mà tài rứa hè. Được vài ba phút, bom nổ pháo bắn tứ tung, bà