Chiều ý nó, người ta đã đưa nó ra cảng để xuống tàu, đặt nó nằm trên
một chiếc giường sắt kê cùng dãy với nhiều chiếc khác tựa vào mạn tàu.
Vậy là nó lại theo đường cũ quay về nơi xuất phát. Chỉ khác một điều là nó
không chót vót trên chòi canh cột buồm, như con chim bốn bề gió lộng,
chòng chành theo nhịp sóng vỗ, như lúc đi, mà lại nằm bẹp trong khoang
tàu, chung quanh la thuốc, là bông băng, là bệnh nhân rên rỉ, không khí
ngột ngạt, oi bức.
Những ngày đầu thấy sắp được trở lại quê hương nó có khá hơn đôi
chút. Thỉnh thoảng nó tựa vào gối nhổm dậy đòi hộp tư trang - một cái hòm
nhỏ bằng gỗ mua ở Paimpol lúc ra đi để đựng những vật quý. Trong hòm
có các lá thư của bà Yvonne, của Yann, của Gaud, một quyển sổ ghi bài hát,
một quyển sách Nho giáo bằng chữ Tàu nhặt được ở đâu đấy, trên những
trang chưa có chữ, nó ghi những dòng nhật ký thật ngây ngô của chiến
dịch.
Nhưng bệnh tình của nó không thuyên giảm. Các thấy thuốc cho là khó
qua khỏi.
Tàu đã về gần đến xích đạo. Nóng ngột ngạt báo hiệu giông bão, những
lắc lư chao đảo cả giường nằm, cả thương binh, bệnh binh. Biển động dữ
dội.
Từ lúc ở cảng ra đi đến giờ đã có nhiều người qua đời phải thả xuống
nước; nhiều chiếc giường đã rũ bỏ những người xấu số.
Hôm ấy, trời tối mù mịt, các cửa sổ ở mạn thuyền lại phải đóng kín,
phòng bệnh nhân càng thêm ngột ngạt.
Tình trạng của Sylvestre xấu đi nhiều. Ngày tận số của nó đã đến gần.
Nó nằm nghiêng một bên, lấy hai tay ấn chặt lấy phổi bên phải để nước
khỏi trào ra và chỉ thở phổi bên trái. Nhưng rồi phổi bên trái cũng ứ nước,
không thở được nữa. Tình trạng trở nên nguy khốn.
Nó bắt đầu hôn mê. Những gương mặt thân thương cúi xuống nó. Hình
ảnh của Bretague của Islande vụt qua trong đầu óc nó.
Nó cũng đòi cả linh mục đến.