nữa. Chị nói giùm em với anh như vậy. Còn con em... Chị ơi! Em sẽ nuôi
dạy nó sau này được như người sanh ra nó, em sẽ nói ông già nó là ai. Và
em mong chị cũng coi nó như con. Tội nghiệp nó!
Đầu mùa mưa, nếu má em khỏi, em sẽ mang cháu xuống miệt Năm Căn.
Em có người bà con ở đó. Có thể xa xôi, như vậy, em sẽ quên được anh ấy,
sẽ khỏi phụ tấm lòng bao dung trời bể của chị...”.
Thư còn viết nhiều nữa, toàn những lời chân thật, đọc buồn đến phát khóc
lên, nhưng tôi lại không khóc nổi. Cũng không biết nói lại, biết an ủi người
đàn bà không gặp may ấy thế nào. Nước đời khó quá! Ý định lên Bến Cát
thăm Sang không thực hiện được, thằng Đức lên cơn sốt phát ban.
Suốt nửa tháng chạy chữa thuốc thang cho con, tôi đã tiêu đến đồng tiền
cuối cùng. Khi con khỏi, mẹ lại lăn ra ốm. Mười lăm đêm thức trắng đã hút
kiệt sức lực của tôi. Lại mất thêm mười ngày nữa tôi mới gượng dậy được.
Suốt mười ngày ấy, thím tôi và bà con lối xóm đã thay nhau bế ẵm, nuôi
nấng con tôi. Khi tôi đã có thể bồng con đi lại được từ trong nhà ra ngoài
sân, cảm thấy nó nặng hơn, đỏ đắn hơn, tôi chỉ còn biết ứa nước mắt biết
ơn cái tình nghĩa làng xóm giành cho tôi. Có lẽ sự cảm nhận sâu xa đó đã
giúp tôi sau này vượt lên được mọi hoàn cảnh tưởng như không vượt được
giữa trọn lòng thủy chung với cách mạng, với xóm ấp thân yêu.
Khoảng thời gian này cám cũng không còn nữa mà mua. Bao thì bói không
ra một cái. Các chủ lò heo đã tung người về sâu từng nhà vơ vét hết. Thế là
tôi mất nguồn sinh sống. Theo giới thiệu của ông chú, tôi chỉ còn cách xoay
ra làm thiê cho một chủ trại nuôi heo. Thoạt đầu cũng tưởng dễ ăn. Công
việc nặng nhọc thật nhưng một ngày cũng kiếm được hơn mười đồng.
Ngoài tiền gửi cháu ra, mẹ con ăn tiêu dè xẻn có thể mỗi mỗi tháng bớt ra
được chừng 400 đồng để mua đồ đi thăm nuôi chồng. Không có mấy trăm
đồng ấy, cả tháng chồng tôi sẽ chỉ có gạo mục với cá thối nhét bụng, tội
lắm! Nhưng làm được đúng hai ngày thì tôi bỏ luôn. Người chú hỏi: “Công
việc nặng nhọc quá sức phải không”. Tôi đành phải trả lời thật: “Ông chủ
trại bắt cháu phải nghỉ đêm ở đó”. Mấy bữa sau, người chú đem ở đâu về
được chục ngàn đưa kín cho tôi. “Nghe nói cô định làm bánh ú mang ra chợ
bán nhưng không có vốn? Vốn đây! Sau này làm ăn có lãi thì trả, không thì