Nhưng cũng đã đến lúc phải tạm biệt tất cả để trở về cân hầm nằm ven bìa
ấp. Khi đã đứng lên rồi, đã lắc mạnh đầu cho rơi rụng đi những xúc cảm
bâng khuâng, đã thảng thốt nghe tiếng gà gáy, tan canh và tiếng súng cắc đọ
cầm canh trên trục lộ, tôi mới chợt thấy thấm thía nuối tiếc những khoảng
khắc thanh bình vừa qua, và điều kỳ diệu hơn là bỗng thấy được cái ý nghĩa
sâu xa của việc mình có mặt ở đây, bên người đồng đội và người chị dịu
hiền.
*
* *
Khoảng mười ngày sau, tôi và chị lại có dịp đi ra căn chòi nằm chơ vơ như
cô đảo. Vẫn là đón giao liên để nhận những chỉ thị và nộp những báo cáo
thường kỳ. Chỉ khác đêm nay có trăng. Trăng vùng ven sáng như nắng,
người đi xa một cây số cũng có thể nhìn rõ. Cảnh vật hiện lên gồ ghề, gai
góc đến trần trụi. Chính vì thế mà tôi không thích. Đã ra tới đây, tôi chỉ
muốn mọi thứ đều mông lung, mờ ảo để làm dịu đi những chịu đựng quá
sức của mười ngày qua. Trần trụi từng phút, từng giờ, ra đây còn đập mặt
vào sự trần trụi nữa thì chịu sao nổi. Mười ngày… Khoảng thời gian ngắn
ngủi ấy, để công việc tiến triển thêm được một bước, chúng tôi đã hy sinh
mất một người, một người nữa bị thương phải vượt đường khiêng về tuyến
sau.
Đêm nay giao liên xuống sớm, nhưng không phải chú bé dễ thương ấy.
Người từ trong vùng trăng sáng đi ra là một cô gái khỏe mạnh, quần xắn
cao, dây lưng giắt kín tạc đạn Mỹ. Cô thông báo chú bé giao liên đã hy sinh
hai ngày trước đây ở vườn xoài Hòa Lợi, trong một chuyến đưa khách qua
lộ 2. Từ nay cô đảm nhiệm đường dây xuống tuyến xung yếu này. Cả tôi và
chị đêu lặng đi một chút. Nhưng trong chiến tranh ngay những phút lắng đi
như thế cũng không thể kéo dài. Cũng như cô gái khỏe mạnh kia, khi thông
báo chú bé không còn nữa, giọng cô vẫn bình thản như thông báo mọi tin
tức chiến sự khác. Trái tim cô chai sạn rồi chăng? Hay cô đã quá quen với
cái chết? Hoặc trong ác liệt, cong người không đủ thì giờ nhấm nháp tận
cùng nỗi đau thương hay sự mừng vui? Có lẽ điều cuối cùng là đúng. Bởi lẽ
ngay bây giờ, chút nữa hay ngày mai, cô cũng có thể chết, chúng tôi cũng