SÔNG XA - Trang 7

thấy đó là câu chuyện, là tâm tư của mình. Nhà ngoại giao hôm nay nói lại
mười lăm lần hút chết hôm xưa để rồi bồng bột kết luận với cái cách không
giống tính cách ngoại giao chút nào: “Con người ta ở đâu cũng chịu sự an
bài của số phận. Sống, chết, giàu nghèo, sướng khổ đã định sẵn khi anh
sinh ra đời, có gồng lên cũng chẳng thay đổi được gì, chỉ bể đầu sứt trán.
Đấy như tớ - anh nói – Ngày xưa vốn nổi tiếng là một tay trinh sát nói năng
bán trời không văn tự, ai ngờ hết chiến tranh lại húc vào nghề này, mà lại
húc được”. “Thì cũng như tớ - ông Tổng giám đốc hùa theo – Ngày xưa
đánh giặc rát như cáy, cứ nghe mùi B52 là nước đái chảy trong quần, xểnh
ra là tìm cách chuồn về phía sau, vậy mà bây giờ... có khi có số thật. Cái
may, cái họa nó cứ lù lù ập đến, chả đứa nào biết trước được mà tu rèn, mà
chuẩn bị. Thì cứ như cái ông Tịnh này này...” Cậu ta dừng lại. Tư duy của
một nhà quản lý kinh doanh cao cấp đủ tinh nhạy để giữ cậu ta không đẩy
tiếp luồng ngôn ngữ buông thả đến trót câu, mặc dù Tình đã há mồm cười
thật to để đón trước câu nói bạn bè đó.
Duy chỉ có một người, tôi để ý từ đầu đến giờ chỉ cười không nói. Đó là
Thắng. Thiếu tá Thắng, vừa ở tiền đồn Hà Tuyên về chiều nay, có thể nói từ
đầu tóc, mặt mũi đến bộ quân phục mặc trên người còn sặc mùi biên ải gió
sương. Thắng ngồi im lặng rót thêm rượu cho người này, đưa cái tăm cho
người kia, rút thuốc châm lửa cho người kia nữa. Thỉnh thoảng lại xuống
bếp giúp bà chủ nhà, vợ tôi, mang lên một đĩa xào, đĩa nấu gì đó. Thắng
ngồi đấy, hiền hậu như một đứa em gái, lại bao dung như một bà chị cả tốt
tính. Trong bất cứ cuộc rượu nhỏ, to nào; trong cái đám người thích nói,
tranh nhau nói, nói không cần ai nghe hoặc buộc tất cả phải nghe, một tính
cách hiền hậu, chu đáo như thế là rất cần. Chỉ có đôi mắt có vẻ ít ngủ của
Thắng là hiện rõ vẻ yêu thương, quý trọng bạn bè đến ủy mị.
- Thôi, vất mẹ nói chuyện số phận đi! - Tịnh bẻ một miếng bánh đa nghe
cái rắc. – Bây giờ chuyển làn sang nói về đàn bà. Đàn bà thời chiến đàng
hoàng chứ không phải thứ đàn bà vớ vẩn chung chung đâu. Tớ sống ở chiến
trường lâu hơn các chú, va chạm với họ nhiều hơn các chú, tớ có quyền nói
rằng: Chả có cái gì khổ bằng làm một người đàn bà trong trận mạc. Khổ
kinh khủng. Và sức chịu đựng cũng kinh khủng. Tớ mê họ và kính trọng họ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.