STALINGRAD - TRẬN CHIẾN ĐỊNH MỆNH - Trang 105

Sự yếu kém thực sự của các đội quân đồng minh này mãi đến mùa thu

mới được thử lửa. Đến lúc đó thì Hitler cũng đã nhận ra sai lầm nhưng
không chịu thú nhận. Lúc đó thì đã quá muộn để tránh được thảm họa. Nhìn
vào tham vọng gắng gượng lạc quan thái quá của Hitler ở giai đoạn này, có
thể thấy ông chưa hề đọc, hoặc có đọc cũng không hiểu, câu chuyện ngụ
ngôn của Lev Tolstoy “Một người cần bao nhiêu đất?” viết năm 1886. Trong
chuyện có một nông dân giàu có tên là Pahom được nghe kể về đất đai màu
mỡ trong xứ sở của người Bashkir bên kia sông Volga. Họ là những người
chất phác và ông muốn lấy bao nhiêu đất thì lấy mà không khó khăn gì lắm.
Khi Pakhom đến xứ sở của người Bashkir, họ bảo ông rằng chỉ cần 1.000
rúp ông có thể lấy hết khu đất mà ông có thể đi giáp vòng trong một ngày.
Thấy họ không tinh ranh nên Pakhom đắc chí coi thường. Ông ta tin rằng
mình có thể đi giáp vòng một khu đất thật lớn. Ngay sau khi lên đường, ông
thấy ở đây, ở kia, nơi nào cũng hấp dẫn mà ông quyết định sẽ lấy, một cái
đầm đằng kia, hay một dải đất bên này mà trồng lanh thì tuyệt. Thế rồi ông
nhận thấy mặt trời đang ngả về chiều. Hiểu ra mình có nguy cơ mất tất cả,
ông cắm đầu cắm cổ chạy về cho kịp. “Mình vơ vào quá nhiều”, ông tự nhủ,
“và thế là làm hỏng hết mọi chuyện”. Vì cố quá nên ông gục ngã. Ông chết
ngay ở điểm cuối và người ta đã chôn ông ngay đó. “Chừng hai mét từ đầu
đến chân là tất cả những gì ông ta cần”, Tolstoy kết luận. Điểm khác biệt
trong câu chuyện chưa đầy 60 năm sau là không phải chỉ một người được
chôn trên thảo nguyên này mà có đến hàng trăm nghìn người.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.