STALINGRAD - TRẬN CHIẾN ĐỊNH MỆNH - Trang 113

cho xe mình lùi ra khỏi tầm nhìn, vòng một vòng rộng rồi tấn công họ từ
phía sau”. Các xe tăng hạng nặng Nga tản ra chỉ trừ một chiếc bị đứt xích,
cơ cấu quay tháp pháo của nó bị kẹt nên không quay được. “Chúng tôi đến
ngay sau lưng nó và bắt đầu bắn. Chúng tôi đếm từng phát trúng nó nhưng
không phát nào xuyên được vỏ thép của nó. Thế rồi tôi thấy nắp tháp pháo
nhúc nhích. Tôi đoán họ muốn hàng nên lệnh qua điện đài cho đại đội ngừng
bắn. Quân Nga mở hẳn nắp cửa trèo ra”. Tổ lái hết sức bối rối, run rẩy và
ngơ ngác nhưng không có ai bị thương. “Thật là nản khi nhận ra súng tăng
của ta kém cỏi thế”.

Cuộc đột phá của Đức qua cánh phải của Tập đoàn quân số 62 ra sông

Đông chẳng mấy chốc đã gây hoảng loạn. Ngày 26 tháng 7 có tin đồn lan
khắp các đơn vị tuyến sau thuộc Tập đoàn quân số 64 của Chuikov rằng xe
tăng Đức sắp sửa chia cắt họ ra. Thế là họ hò nhau chạy tán loạn về phía cầu
phao qua sông Đông. Sự hoảng loạn còn lan ngược lên tuyến trước. Chuikov
phái các sĩ quan tham mưu ra bờ sông ổn định trật tự nhưng đúng lúc ấy máy
bay Đức đã phát hiện thấy cơ hội. Từng đợt Stuka của Richthofen lao đến và
một số sĩ quan cao cấp của Chuikov hy sinh.

Tình cảnh Tập đoàn quân số 62 còn bi đát hơn. Sư đoàn súng trường cận

vệ số 33 của Đại tá Aleksandr Utvenko bị hai sư đoàn Đức tấn công và kẹt
lại bên bờ tây sông Đông. “Nếu không chúi sâu trong công sự chắc họ đã
nhanh chóng giết hết chúng tôi rồi”, Utvenko kể lại cho nhà văn Konstantin
Simonov sau đó ít lâu. Sư đoàn của ông lực lượng chỉ còn 3.000 người, ngay
trong đêm đã phải đưa thương binh về tuyến sau bằng xe kéo và lạc đà.
Quân Đức cũng tổn thất nặng nề. Chỉ trong phòng tuyến của một tiểu đoàn
đã có tới 513 xác lính Đức bị vùi lấp dưới các khe rãnh. Quân Nga thiếu đạn
đến nỗi phải tổ chức tấn công để lấy súng đạn của địch. Họ còn thiếu cả cái
ăn nên phải hái lúa mì trên các cánh đồng quanh đấy luộc ăn. Ngày 11 tháng
8, số còn lại của sư đoàn phải xé lẻ thành nhiều nhóm phá vòng vây để ra
sông Đông. “Tôi đã phải nạp đạn lại khẩu súng lục tới 5 lần”, Utvenko nhớ
lại. “Có mấy chỉ huy tự sát. Chúng tôi hy sinh gần 1.000 nhưng quân địch
cũng phải trả giá đắt. Có một người móc trong túi ra một tờ truyền đơn rồi
bước lại phía quân Đức. Cô phiên dịch viên trong sở chỉ huy của chúng tôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.