diễn ra, và ngay bản thân họ cũng cảm thấy rõ rệt nhu cầu phải tuyên ra sự
thật vì họ nợ điều đó với tất cả những đồng đội đã bị bỏ lại.
Đặc biệt ấn tượng là cảm xúc lẫn lộn đan xen giữa nhẹ nhõm và tội lỗi của
người sống sót trong số những người được cho bay thoát thân. Đúng ra, tôi
thấy thú vị khi thấy các sĩ quan được cho bay thoát thân khỏi cái vòng vây
địa ngục đó để về với tự do không lên án các tướng lĩnh bị bắt như von
Scydlitz- Kurzbach chẳng hạn khi họ về phe người Nga trong một nỗ lực vô
vọng để phát động một cuộc cách mạng chống lại Hitler. Họ có thể đọc được
sự phẫn nộ của những sĩ quan cấp cao bị bắt với cảm giác bị Hitler phản bội
và mặc cảm tội lỗi khi chính họ lại thuyết phục cấp dưới của mình tiếp tục
chiến đấu một cách vô vọng. Nhưng khi phỏng vấn những sĩ quan cấp thấp
hơn, bị bắt làm tù binh sau khi hàng, mà bằng cách nào đó đã sống sót qua
những năm trong trại cải tạo Soviet, tôi thấy họ vẫn không thể dung thứ cho
những vị tướng bắt tay với những kẻ bắt giam họ.
Những cuộc phỏng vấn với cựu binh và nhân chứng, nhất là các cuộc diễn
ra tận hơn 50 năm sau cuộc chiến, vẫn có tiếng là không đáng tin cậy, nhưng
khi tư liệu ấy được sử dụng phối hợp với những nguồn tin xác thực, chúng
có thể vô cùng sáng tỏ. Tôi nằm trong số hiếm hoi người may mắn được tiếp
cận với một vài sĩ quan Tập đoàn quân số 6 đã được cho bay thoát theo
mệnh lệnh của Paulus trước khi trận chiến kết thúc. Tướng Freytag von
Loringhoven, người tôi phỏng vấn tại Munich, cũng là một chỉ huy xe tăng,
đặt chân đến Volga ở bờ bắc Stalingrad lần đầu tiên hồi tháng 8 năm 1942.
Thậm chí quan trọng hơn là Winrich Behr, muốn đính chính mọi thứ. Ông
thuật tôi nghe sứ mạng của ông vào tháng 1 năm 1943, khi được Paulus và
Thống chế von Manstein cử tới gặp Hitler với sứ mạng thuyết phục vị trùm
phát xít cho phép Tập đoàn quân số 6 đầu hàng. Câu chuyện của Behr về
cuộc gặp với Hitler, ngồi xung quanh là nhóm sĩ quan trong boong ke sở chỉ
huy tại Rastenburg, mang đến một buổi sáng thú vị nhất trong cuộc đời tôi.
Thách thức lớn nhất không hồ nghi trong việc viết về Stalingrad là cung
cấp câu trả lời nào đó cho câu hỏi cơ bản là khó ấy: Có phải Hồng quân
gắng gượng được so với những gì người ta kỳ vọng nhờ sự quả cảm và hy