STALINGRAD - TRẬN CHIẾN ĐỊNH MỆNH - Trang 162

Lính Đức mắt đỏ kè vì kiệt sức sau những trận đánh khốc liệt và vì

thương vong vượt xa những gì họ tưởng tượng nên tâm trạng hân hoan chiến
thắng tuần trước đã tiêu tan. Mọi thứ bây giờ đã đảo lộn. Họ nhận thấy bắn
pháo trong thành phố đáng sợ hơn nhiều. Đạn nổ không phải là thứ nguy
hiểm duy nhất. Khi một tòa nhà cao trúng đạn, mảnh đạn và gạch vữa từ trên
cao váng xuống. Landser bắt đầu mất ý niệm thời gian trong thế giới điên rồ
giữa cảnh tàn phá đổ nát này. Ngay cả ánh sáng ban ngày cũng có gì đó lạ
lùng ma quái do màn bụi.

Trong một khu vực tập trung đông như vậy, người lính phải cảm nhận trận

đánh theo cả ba chiều không gian vì có nguy cơ bắn tỉa từ các tòa nhà cao
nữa. Anh ta còn phải quan sát lên trời. Khi Luftwaffe không kích, landser
cũng nằm dán xuống đất hệt như lính Nga. Luôn có nỗi lo những chiếc
Stuka không nhận ra những lá cờ đỏ trắng đen với chữ thập ngoặc trải ra
đánh dấu vị trí của họ. Thường thì họ phải bắn pháo hiệu nhận biết để chỉ rõ
vị trí. Máy bay Nga cũng bay thấp, đủ thấp để có thể nhìn thấy ngôi sao đỏ ở
đuôi máy bay. Máy bay tiêm kích thì bay cao hơn nhiều nên lóa nắng. Trông
lên thấy chúng chao lượn giống như cá dưới nước hơn là chim trên trời.

Tiếng ồn tác động vào thần kinh họ không dứt. Một lính tăng Đức viết

trong nhật ký: “Không gian tràn ngập tiếng hú kinh hồn của những chiếc
Stuka bổ nhào, tiếng nổ sấm sét của súng phòng không và pháo, tiếng rú của
động cơ, tiếng xích xe tăng nghiến, tiếng rú rít của dàn phóng “Đàn Organ
Stalin”, tiếng lạch tạch liên hồi của súng máy cả trước lẫn sau, và lúc nào
cũng cảm thấy sức nóng của một thành phố đâu đâu cũng cháy”. Tiếng la hét
của thương binh là tác động đến người ta mạnh nhất. “Đó không còn là tiếng
người”, một lính Đức viết trong nhật ký, “chỉ là tiếng gào rống thảm thiết
của một con thú hoang”.

Trong tình cảnh đó, nỗi nhớ nhà càng thêm day dứt. “Quê nhà sao xa quá

— Ôi, mái nhà xinh xắn!” một người viết với đầy nuối tiếc. “Chỉ đến lúc
này ta mới rõ nó tuyệt vời thế nào”. Những người lính phòng thủ Soviet thì
trái lại, họ biết rõ nỗi nhớ nhà là điều xa xỉ mà họ không được phép. “Chào
Palina yêu quý!” một người lính vô danh viết cho vợ vào ngày 17 tháng 9.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.