Những người sống sót từ một trung đoàn không quân bị đánh tan đang
nghỉ đêm trong một khu rừng trên bờ đông Volga thì tỉnh dậy lúc rạng sáng
vì những âm thanh khác thường. Lấy làm lạ, họ lần theo cây ra phía bớ sông
tìm hiểu. Tại đó, họ thấy “vô số thương binh, nằm la liệt”, ở trên bờ cát sau
khi được đưa từ bên kia sông sang lúc tối. Các thương binh đòi uống nước
hoặc “gào khóc, mất tay mất chân”. Các nhân viên mặt đất bên không quân
cố gắng giúp họ hết mức. Một người từng là bà đỡ, Klavdia Sterman, đã thề
rằng ngay khi về đến Moskva, chị sẽ xin chuyển sang một đơn vị quân y tiền
phương.
Kể cả có đến được một bệnh viện dã chiến trên bờ đông Volga cũng
không chắc họ đã sống. Điều kiện trong các bệnh viện của Hồng quân lúc
này, dù có cả các bác sĩ giỏi nhất nước, thì cũng trông cứ như một nhà máy
chế biến thịt. Bệnh viện dã chiến ở Balashchov, chuyên về tay chân, nằm
cách thành phố khoảng 10 km, trang bị rất sơ sài. Đáng lẽ có giường bệnh
bình thường thì ở đây là giường ba tầng. Một nữ bác sĩ phẫu thuật trẻ vừa
mới đến đã lo lắng không chỉ về tình trạng thể chất của thương binh. “Họ
thường khép kín, không muốn tiếp xúc với ai”. Mới đầu cô tưởng rằng các
thương binh được đưa từ “địa ngục” Stalingrad qua sông Volga về đây sẽ
không bao giờ muốn quay lại đó. “Trái lại, rõ ràng là các chiến sĩ và sĩ quan
đều muốn trở lại mặt trận”. Những người què cụt rõ ràng không hề tỏ ra nhẹ
nhõm khi không phải đi chiến đấu. Thực ra tất cả các thương phế binh hoặc
mang sẹo vĩnh viễn, giống như ông đại tá pháo binh mặt bị mảnh đạn phạt
ngang, đều cảm thấy mình không còn là con người hoàn chỉnh nữa.
Khẩu phần eo hẹp không giúp hồi phục sức khỏe lẫn tinh thần. Với tâm
trạng đầy xúc động, Grossman kết luận đây là số mệnh của nước Nga lúc đó.
“Trong bệnh viện”, ông ghi trong sổ tay, “thương binh được các cô y tá hết
sức cẩn thận cắt cho một mẩu cá trích muối nhỏ xíu. Đúng là bần cùng”.
Trong những ngày đó, trước khi ông mở mắt, dường như ông không thể
nhận rõ sự thật. Theo hoàn cảnh lúc đó, họ quy định khẩu phần tốt nhất là
dành cho những binh sĩ đang chiến đấu. Thương binh may lắm mới được ba
muôi kasha (cháo yến mạch) mỗi ngày, chấm hết. Miếng cá trích muối mà
Grossman nhìn thấy là một bữa tiệc đột xuất.