trinh sát hoặc điệp báo, còn những đứa nhỏ hơn, có đứa chỉ bốn-năm tuổi,
thì có mặt như để làm khước.
* * *
Sở Chỉ huy Tập đoàn quân số 6 lập ra một Kommandantur (Ban quân
quản) cho trung tâm và phía bắc thành phố, một ban khác ở phía nam sông
Tsaritsa. Mỗi ban có một đại đội quân cảnh chịu trách nhiệm canh gác chống
phá hoại, đăng ký và di tản dân chúng cùng những việc khác. Các mệnh lệnh
được ban bố rằng ai không chịu đăng ký sẽ bị bắn. Người Do Thái được lệnh
phải đeo một ngôi sao vàng trên ống tay áo. Quân cảnh phối hợp chặt chẽ
với cảnh sát mật dã chiến dưới quyền ủy viên Wilhelm Moritz. Một sĩ quan
của ban quân quản sau này bị bắt đã khai nhận rằng nhiệm vụ của họ còn
gồm cả việc lựa chọn cư dân “thích hợp” để lao động cưỡng bức ở Đức và
giao các đảng viên cùng người Do Thái cho SD. Các nguồn Soviet cho biết
rằng quân Đức đã hành hình 3.000 dân thường trong cuộc chiến, và có hơn
60.000 cư dân Stalingrad bị đưa sang Đức làm nô lệ theo lệnh của Hitler. Số
lượng đảng viên và người Do Thái bị quân cảnh Tập đoàn quân số 6 bắt giữ
giao cho SS không thấy nhắc đến. Đơn vị SS 4a theo sau Tập đoàn quân số
6 đã đến Nizhne-Chirskaya ngay sau Quân đoàn tăng số 24 vào ngày 25
tháng 8 và lập tức thảm sát hai xe tải trẻ em, “chủ yếu là từ 6 đến 12 tuổi”.
Họ cũng hành hình một số quan chức cộng sản và chỉ điểm của NKVD bị
những người Cossack thuộc các gia đình Kulak (phú nông) vốn bị chính
quyền ngược đãi tố cáo. Bọn SS còn ở lại vùng Stalingrad đến tuần cuối
cùng của tháng 9.
Một chuyến di dân lớn xảy ra vào ngày 5 tháng 10 và chuyến cuối cùng
vào đầu tháng 11. Các nhóm cư dân được chọn đưa lên các toa chở gia súc
tại ga đầu mối ở phía sau. Nỗi thống khổ của những người này đã rành rành.
Người khôn ngoan đã đem theo tất cả số chăn có thể mang được để đổi thức
ăn trong những tuan tới. Những cư dân Stalingrad này trước hết phải đi bộ