đập liên hợp và các thứ máy móc giá trị khác cũng được đưa đi. Vài ngàn
dân được tuyển vào quân đoàn xây dựng với tổng số hơn 100.000 người, sửa
đường sá, cầu cống dọc theo tuyến Saratov-Kamyshin-Stalingrad và các
đường khác ra mặt trận.
Từ tuyến đường sắt mới đặt Saratov-Astrakhan, các tuyến đường nhánh
tỏa ra các ga đầu cuối ngoài thảo nguyên, nơi quân dự bị của Stavka xuống
tàu ở sâu phía sau, trước khi đến khu vực tập kết phía sau mặt trận. Áp lực
đối với hệ thống đường sát Soviet phải di chuyển 1.300 toa mỗi ngày cho ba
phương diện quân là rất lớn. Lộn xộn là không tránh khỏi. Một sư đoàn bị
bỏ lại trong các toa trên một đường nhánh ở Uzbekistan tới gần hai tháng
rưỡi.
* * *
Kế hoạch của Chiến dịch Sao Thiên Vương đơn giản nhưng tham vọng
đến táo bạo trong tầm mức của nó. Mũi tấn công chính cách Stalingrad hơn
150 km về phía tây sẽ ra đòn theo hướng đông nam từ đầu cầu Serahmovich,
một dải đất dài 60 km phía nam sông Đông mà Tập đoàn quân Romania số 3
không đủ sức chiếm giữ. Mũi tấn công này quá xa phía sau Tập đoàn quân
số 6 nên các đơn vị cơ giới Đức ở trong hoặc xung quanh Stalingrad không
thể lui về kịp thời để tạo nên chênh lệch lực lượng. Trong khi đó, một đòn
đánh bên trong từ một đầu cầu khác phía nam sông Đông ở Kletskaya cắt
xuống, sau đó tấn công tập hậu Quân đoàn bộ binh số 11 của Strecker trải
dài qua cả khúc quanh lớn và khúc quanh nhỏ trên sông Đông. Cuối cùng, từ
phía nam Stalingrad một mũi thọc sâu cơ giới nữa tấn công theo hướng tây
bắc đến hội quân với mũi tấn công chính ở quanh Kalach. Như vậy sẽ tạo ra
một vòng vây Tập đoàn quân số 6 của Paulus và một phần Tập đoàn tăng số
4 của Hoth. Tổng cộng có đến 60% toàn bộ lực lượng tăng của Hồng quân
được điều động cho Chiến dịch Sao Thiên Vương.
Việc bảo mật của phía Soviet tỏ ra tốt hơn người ta tưởng nếu lưu ý đến
số tù binh và lính Hồng quân đào ngũ chạy sang phía Wehrmacht. Tình báo